Những lưu ý trong lối sống và chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường týp 2

13-03-2018 20:38 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Triệu chứng bệnh tiểu đường týp 2 bao gồm đi tiểu thường xuyên hơn, thị lực mờ,…Tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những vấn đề về sức khoẻ lâu dài nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài, nếu không kiểm soát đường huyết có nguy cơ xảy ra biến chứng cao.

Bệnh nhân tiểu đương týp 2 cần thay đổi chế độ ăn và lối sống.

Những thực phẩm chứa chất tạo ngọt tự nhiên như quả chà là sẽ giúp kiểm soát đường huyết.

Đường và carbohydrate  là nguyên nhân làm tăng đường huyết.

Đường hữu cơ tự nhiên (từ trái cây hoặc mật ong nguyên chất) ít ảnh hưởng tới đường huyết hơn đường tinh chế (đường trắng hoặc thực phẩm từ bột mì). Bệnh nhân tiểu đường týp 2 không nên ăn thực phẩm làm từ bột mì và thực phẩm chứa đường như củ cải đường/ nước ép củ cải, sirô ngô giàu fructose, đường fructose và đường dextrose. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm chứa chất làm ngọt tự nhiên, bao gồm quả chà là, mật ong nguyên chất, chiết xuất cỏ ngọt stevia hữu cơ, siro nguyên chất từ lá phong hoặc đường mía.

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Theo hiệp hội American Diabetes Association khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên tập các bài tập aerobic hoặc bài tập tăng cường sức bền.

Tập Aerobic

Tập aerobic giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả.

Bài tập cũng giúp tăng cường sức khỏe tim và xương, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, hạ đường huyết và huyết áp, cải thiện mức cholesterol trong cơ thể, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên tập các bài tập aerobic từ cường độ trung bình cho đến cường độ cao, trong vòng 30 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần hoặc tập 150 phút/tuần.

Tâp với cường độ trung bình nghĩa là bạn vẫn có thể nói chuyện bình thường trong lúc tập.

Tập với cường độ cao nghĩa là bạn không thể nói mà không hụt hơi trong quá trình tập.

Bài tập tăng cường sức bền

Các bài tập tăng cường sức bền giúp cơ thể đáp ứng insulin tốt hơn và hạ đường huyết. Bạn nên tập các bài tập tăng cường sức bền 2 lần mỗi tuần kết hợp với các bài tập aerobic.


BS.Tuyết Mai
Ý kiến của bạn