Những lưu ý trong điều trị béo phì trẻ em

23-12-2013 07:41 | Đời sống
google news

SKĐS - Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Do đó không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ em để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Do đó không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ em để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng cần giảm cân (độ 2, 3), đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng cân để khi trẻ phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý.

Cần lưu ý những gì khi áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ thừa cân - béo phì?

Nhu cầu chất đạm: Do trẻ đang tuổi lớn nên nhu cầu chất đạm cao hơn người trưởng thành: trẻ từ 1-3 tuổi nhu cầu đạm là 35gr/ngày, trẻ lớn hơn 45-65gr/ngày. Nếu trẻ vẫn uống khoảng 500ml sữa/ngày sẽ cung cấp 12-13gr đạm/ngày, trừ đi lượng đạm cung cấp từ gạo thì thực phẩm cung cấp đạm động vật (ăn tăng tôm cua cá, ăn giảm thịt) sẽ cần khoảng 100g thịt trứng tôm cá/ngày với trẻ < 3 tuổi và xung quanh 200gr/ngày ở trẻ lớn hơn. Cần lưu ý, với trẻ < 10 tuổi nhu cầu đạm động vật luôn cao hơn đạm thực vật. Nên ăn đậu phụ, đậu xanh, đậu tương 150-200g đậu/ngày bên cạnh đạm động vật.

Ở thành phố hiện nay, cứ 4 trẻ có một trẻ bị thừa cân, béo phì (ảnh minh họa).

Nhu cầu chất béo: Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thống thần kinh ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Các acid béo đồng thời là vật mang của các vitamin cần thiết tan trong dung môi dầu mỡ, như A, D, E, K để hòa tan và hấp thu. Hậu quả của chế độ ăn quá nghèo nàn chất béo ở trẻ nhỏ và trẻ em nói chung là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do không chuyển hóa được các vitamin tan trong dầu mỡ. Còn nếu tiêu thụ quá thừa thì chúng ta đều biết sẽ làm nặng thêm tình trạng thừa cân - béo phì có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, cho trẻ thừa cân - béo phì ăn đủ lượng chất béo là rất quan trọng và trên thực tế những đối tượng này dễ bị ăn quá nhiều (ăn như bình thường trẻ mập hay ăn) hoặc quá ít chất béo (do ăn kiêng nghiêm ngặt). Cần lưu ý rằng, trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng chất béo rất cao, tới 35-40% ở trẻ từ 1-3 tuổi, 30% ở trẻ trên 3 tuổi, trong khi ở người trưởng thành không quá 25%. Về cơ cấu lipid, do cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ rất cần acid arachidonic (một acid béo không no có nhiều trong mỡ động vật). Do đó, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%. Vì vậy, mặc dù thức ăn của trẻ thường có thịt, trứng, tôm, cá (vốn đã có một lượng nhất định lipid động vật) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lipid nên vẫn cần cho trẻ ăn thêm dầu mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu ăn xen kẽ một bữa mỡ. Và, kể cả trẻ đang thừa cân béo phì, để đảm bảo nhu cầu chất béo cho trẻ phát triển vẫn nên cho trẻ ăn dầu, mỡ tối thiểu 3 thìa cà phê loại 5ml/ngày (giảm chứ không nên bỏ hẳn những món xào rán).

Nhu cầu chất xơ và vitamin: Trẻ nên ăn nhiều rau và hoa quả (ít ngọt: ví dụ như dưa chuột, dưa gang, củ đậu để năng lượng khẩu phần thấp và không bị cảm giác rỗng dạ dày): 200-500g rau củ/ngày, tùy độ tuổi.

Nhu cầu nước: Trẻ nên uống nhiều nước, 1,5 lít/ngày.

Nhu cầu sữa: Sữa có nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/phospho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao; Sữa còn là nguồn vitamin B1 và B2 rất cần thiết, vì thế trẻ vẫn cần uống được sữa tươi, sức chua (tốt nhất là sữa không đường) 400-500ml/ngày, không nên uống quá 600ml sữa/ngày. Lưu ý là trẻ béo phì trên 1 tuổi không nên dùng sữa bột công thức, nếu trẻ không được bú mẹ, chỉ nên bổ sung sữa tươi, sữa chua với lượng khuyến nghị như trên. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân nhanh (1-2kg hàng tháng) là rất hiếm gặp, nhưng trong những trường hợp này cũng không nên cai sữa mẹ mà vẫn cứ tiếp tục cho bú mẹ (có thể đến 2 tuổi), sau này khi cai sữa, những trẻ này sẽ phát triển bình thường nếu được ăn bổ sung hợp lý.

Nguyên tắc chế độ ăn giảm cân

Theo những nghiên cứu mới nhất, một chế độ ăn kiêng đúng đắn có hiệu quả giảm cân cao khi giảm (nhưng tuyệt đối không bỏ hẳn) chất bột (cơm, mỳ...) và giảm chất béo trong khẩu phần hàng ngày (vẫn cần ăn không dưới 15ml dầu mỡ/ngày).

Những biến chứng có thể xảy ra khi giảm cân quá nhanh?

Giảm cân có chủ ý và có kiểm soát của y tế thì sẽ chỉ có 2 nguy cơ:

Bệnh sỏi mật.  Khi giảm 4-10kg thể trọng thì tăng 44% nguy cơ bệnh sỏi mật có biểu hiện lâm sàng rõ và càng giảm cân thì càng tăng mối nguy cơ này (ở trẻ nữ nguy cơ cao hơn trẻ nam).

Giảm mật độ xương. Mật độ xương tăng ở bệnh nhân béo phì và giảm sau khi giảm cân.

Bởi vậy, giữ cân hay giảm cân là cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ thừa cân béo phì, nhưng để chọn biện ph

uynh cần nghiên cứu kỹ và đưa trẻ đi khám tư vấn dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để tránh những nguy cơ có hại cho sức khỏe.

TS.BS. Phan Bích Nga

 


Ý kiến của bạn