Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng đại dịch

31-12-2021 13:49 | Y học 360
google news

Tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng được khuyến khích tiêm ngừa để đảm bảo an toàn khi bước vào giai đoạn bình thường mới.

Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng COVID-19

Các khuyến cáo và lưu ý khi tiêm chủng đều đã được Trung tâm kiểm soát Bệnh tật phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cũng được gửi kèm theo cho người được tiêm. Tuy nhiên, bên cạnh các khuyến cáo cơ bản này người đi tiêm cũng nên lưu ý một số điều sau:

Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng đại dịch - Ảnh 1.

Người đi tiêm cần chuẩn bị kỹ càng các thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng vaccine

- Phải luôn giữ khoảng cách an toàn khi tiêm.

- Hạn chế nói chuyện và trao đổi với người khác trừ khi thực sự cần thiết.

- Nếu phải sử dụng nhà vệ sinh tại chỗ tiêm, hãy nhớ khử trùng tay nắm cửa, rửa tay thật sạch...

- Điền vào tờ khai y tế các thông tin được yêu cầu một cách rõ ràng và chính xác.

- Cẩn thận làm theo hướng dẫn của nhân viên điều động để xếp hàng, di chuyển, nộp hồ sơ, đến đúng nơi, đúng lúc.

- Đặc biệt, nếu hôm đó điểm tiêm đã tiêm nhiều loại vaccine khác nhau cho nhiều đối tượng thì bạn nên hỏi nhân viên y tế loại vaccine sẽ tiêm cho mình, tránh nhầm lẫn hoặc sơ suất không đáng có (vì có một số loại vaccine không được tiêm cùng với nhau).

- Sau khi tiêm, di chuyển ra điểm chờ để ngồi quan sát trong 30 phút.

- Sau 30 phút theo dõi nếu thấy ổn sẽ gặp lại bác sĩ, đóng dấu xác nhận đã tiêm rồi ra về.

- Khi về đến nhà cần nhanh chóng sát trùng lại, thay dép, thay quần áo ngay trước khi tiếp xúc với người nhà.

Theo dõi sức khỏe sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19

Sau khi tiêm chủng và ngồi chờ phản ứng sau 30 phút, người tiêm có thể quay trở về nhà và tự theo dõi sức khỏe trong 28 ngày, đặc biệt lưu ý các dấu hiệu của cơ thể trong 7 ngày đầu tiên như: toàn thân phát ban, dấu hiệu khó thở, tức ngực hoặc triệu chứng khác thường của cơ thể để báo ngay với nhân viên y tế và được chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, mức độ phản ứng phụ sau tiêm sẽ khác nhau tùy cơ địa từng người và thông thường chỉ là phản ứng nhẹ trong vài ngày. Vì thế nếu bạn thấy người thân của mình gặp các phản ứng thường gặp như sốt nhẹ, đau đầu, nhức cơ… thì có thể cho họ uống thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết, kết hợp chườm khăn ấm, cho uống đủ nước và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa như Paracetamol, Ibuprofen, hoặc Aspirin. Paracetamol có tác dụng giảm đau đầu, hạ sốt nhưng không có tác dụng kháng viêm. Ibuprofen thì có tác dụng giảm đau tốt hơn paracetamol, và cũng có tác dụng hạ sốt, chống viêm. Theo lời khuyên của bác sĩ, nếu cần hạ sốt, giảm đau đầu kèm đau cơ, giảm viêm sưng tại vị trí tiêm thì nên sử dụng các loại thuốc dạng viên nén kết hợp giữa hai chất paracetamol và ibuprofen ở hàm lượng vừa đủ (VD: Alaxan phối hợp paracetamol 325mg và ibuprofen 200mg…) để đạt hiệu quả cao nhưng vẫn an toàn hơn so với việc tự ý phối hợp 2 loại thuốc chứa từng hợp chất riêng lẻ.

Bác sĩ Tống Hải, Viện Bỏng Quốc gia, chia sẻ: "Bản thân tôi và người nhà thường sử dụng sản phẩm hai hợp chất paracetamol và ibuprofen giúp giảm nhanh các triệu chứng như sốt, đau đầu, nhức cơ sau khi tiêm vaccine."

Cập nhật "thẻ xanh", "thẻ vàng"

Trong vòng 14 ngày sau khi tiêm phòng COVID-19, người dân nên tải ứng dụng PC-Covid và cập nhật đầy đủ các thông tin cá nhân để được cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử.

Trong đó, chứng nhận tiêm chủng này sẽ được hiện với hai màu đó là thẻ vàng Covid và thẻ xanh Covid, chúng được cấp dựa trên số lượng mũi tiêm vaccine COVID-19 thực tế của mỗi người.

Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng đại dịch - Ảnh 2.

Tiêm chủng đầy đủ để được cấp thẻ chứng nhận Covid và trở lại tham gia các hoạt động cộng đồng một cách an toàn

Theo Cục Y tế Dự phòng, người có thẻ xanh Covid là người đáp ứng được các điều kiện như đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 (loại tiêm 2 mũi) hoặc 1 mũi (loại chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất) hoặc là người người từng nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh, có giấy ra viện, đã hoàn thành cách ly tại nhà đủ 180 ngày theo đúng quy định.

Còn thẻ vàng Covid dành cho người đã tiêm 1 mũi vaccine (loại yêu cầu tiêm 2 mũi) và đã qua 14 ngày kể từ khi tiêm; hoặc người có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Tùy theo tình hình và mức độ kiểm soát dịch mà người có thẻ vàng hoặc thẻ xanh Covid sẽ được phép tham gia các hoạt động cộng đồng.

Sắp tới các địa phương sẽ tiến hành tiêm chủng phòng COVID-19 đợt 3 cho các nhóm đối tượng ưu tiên như người lao động, bác sĩ, quân nhân,... nhóm người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền để tăng cường kháng thể chống chọi với bệnh dịch.

Vì thế chúng ta hãy cùng chung tay nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 để góp phần chiến thắng đại dịch.

Những lưu ý quan trọng khi tiêm vaccine phòng đại dịch - Ảnh 3.

Dạng bào chế: Viên nén

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nén chứa: Paracetamol: 325mg; Ibuprofen: 200mg

Tá dược: Lactose Monohydrate, Tinh bột ngô, Povidone, FDC Yellow # 6, Sodium Starch Glycolate, Syloid 244, Magnesium Stearate vừa đủ.

CHỈ ĐỊNH: Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân. Giảm nhức đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG: Người lớn: uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi bấm vào đây để đọc tiếp

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Sản xuất tại CÔNG TY TNHH UNITED INTERNATIONAL PHARMA. WHO-GMP, GLP, GSP.

Số 16 VSIP II, Đường số 7, Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore II, Khu Liên Hợp Công Nghiệp – Dịch Vụ – Đô Thị Bình Dương, Phường Hoà Phú, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. ĐT: 028-39621000.

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: 42e/2021/XNQC/QLD, ngày 09 tháng 07 năm 2021.

Thông thường, đa số người đi tiêm ngừa COVID-19, cơ thể đều xảy ra tác dụng phụ. Thế nhưng, mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người. Quan trọng hơn hết là luôn tìm hiểu đầy đủ thông tin để có sự chuẩn bị tốt cho sức khỏe trước và sau tiêm.

Tiêm ngừa vaccine COVID-19 đến nay vẫn là một biện pháp bảo vệ rất tốt với cơ thể để chống lại COVID-19, giảm tỷ lệ bệnh nặng hoặc tử vong.


PV
Ý kiến của bạn