1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả na
Quả na rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày vì vậy rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg.
2. Tác dụng của quả na
Ăn na giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol
Người bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, người có nguy cơ xơ vữa động mạch có lượng cholesterol rất cao. Na chứa hàm lượng niacin và chất xơ cao nên có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, na rất tốt cho những người mắc bệnh này.
Na là thực phẩm tốt cho các mẹ bầu, ngăn ngừa ốm nghén. Ăn na trong thai kỳ cũng rất có lợi cho việc sản xuất sữa mẹ, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Na cũng thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.
Quả na chứa hàm lượng sắt cao tốt cho người thiếu máu
Na có hàm lượng sắt cao. Những người mới ốm dây, phụ nữ mang thai, người thiếu máu, thiếu sắt ăn na để bổ sung sắt và phòng ngừa táo bón.
Ăn na tốt cho mắt
Na là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A, giàu riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
Ăn na tốt cho hệ tiêu hóa
Na có nhiều chất xơ và đồng giúp bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả.
Tốt cho da và răng
Nhờ có hàm lượng vitamin A cao, na là trái cây giúp cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa cho da. Ngoài ra, thịt na mềm là phương thuốc tự nhiên để điều trị nhọt, mụn hay vết loét trên da rất hiệu quả. Đối với vỏ na, bạn có thể dùng để chữa bệnh sâu răng, ngăn ngừa viêm nướu.
Na cung cấp lượng magiê và kali cho cơ thể, tốt cho tim
Hàm lượng magiê và kali trong na có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch, thư giãn cơ bắp và hỗ trợ kiểm soát huyết áp ổn định.
Sử dụng hạt na trị chấy là kinh nghiệm dân gian lâu đời tại Việt Nam. Hạt na hơi đập vỡ phần vỏ cứng đem ngâm với dầu hoặc với nước ấm, chú ý không để bắn vào mắt. Dùng dịch này ủ lên tóc hàng ngày. Chỉ khoảng 1 tuần chấy gần như biến mất hoàn toàn.
3. Ai không nên ăn nhiều na?
Với người muốn giảm cân, quả na rất phù hợp bởi không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nếu ăn đúng cách.
Những người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều na vì na rất ngọt, lượng đường trong na cao.
Những người nóng trong, hay mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo ở mắt thì cũng không nên ăn nhiều na. Đối với những người bị nóng trong, khi ăn na cần chú ý bổ sung uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.
4. Cách chọn na dai, na bở ngon
Có hai loại na bở và na dai. Na dai sẽ dai và ngọt sắc hơn na bở. Còn na bở có vị ngọt mát hơn na dai và bở hơn na dai. Tùy vào sở thích mà mỗi người sẽ chọn từng loại na để phù hợp với mình. Na sẽ ngon nhất khi vào giữa tháng 8. Vì vậy, muốn ăn na ngon thì chỉ nên mua na đúng giữa tháng 8.
Dựa vào màu sắc của quả na. Nên chọn na có mắt to, hơi phẳng, vỏ ngoài màu xanh, xen với màu trắng ngà, tránh chọn na có vỏ màu thâm đen vì có thể đã thu hoạch lâu hoặc chín nhũn.
Chọn na có vỏ ngoài mỏng, cuống nhỏ và không mất cuống để đảm bảo an toàn thực phẩm, không bị vi khuẩn hay côn trùng thâm nhập vào quả na. Không cần chọn quả na quá to, nên chọn quả tròn đều và cầm vừa tay.
Để kiểm tra độ chín của quả na, bạn hãy ấn nhẹ tay vào lớp vỏ, nếu na chín đủ độ thì sẽ cảm thấy mềm. Đặc biệt, mùi thơm dịu của trái na chín rất đặc trưng, bạn có thể nhận ra ngay.
Nếu sợ mua na chín cây về dễ bị dập nát hoặc ăn không hết, bạn có thể mua na xanh để về tự dấm chín tại nhà mà không lo tẩm hóa chất.
5. Cách bảo quản na
Na sẽ chín rất nhanh sau khi được hái khỏi cây. Nếu na xanh, quả còn cứng thường để 5 – 7 ngày sẽ chín. Chính vì vậy nên để ý và tranh thủ ăn, tránh để trái chín nhũn.
Cũng cần lưu ý không nên ăn na chưa chín kỹ, còn sượng bởi chất tannin có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và thậm chí là táo bón. Nếu muốn ủ na chín một cách tự nhiên, có thể tham khảo một số cách sau:
- Đặt trái chưa chín cạnh những trái đã có dấu hiệu chín.
- Vùi trong thùng gạo, đậy kín khoảng 1 – 2 ngày.
- Dùng khăn bông quấn kín quả na, chừa lại phần cuống của quả bên ngoài không khí.
Xem video đang được quan tâm:
3 thực phẩm màu tím chống lão hóa và đẹp da.