Những lưu ý khi lưu giữ và xử lý chất thải y tế

06-08-2024 15:07 | Xã hội

SKĐS - Xử lý chất thải y tế là một quá trình phức tạp và cần được thực hiện bài bản. Việc xử lý chất thải y tế hiệu quả và an toàn sẽ giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Bàn thảo hợp tác về điều trị và đào tạo nhân lực y tế Việt Nam - Nhật BảnBàn thảo hợp tác về điều trị và đào tạo nhân lực y tế Việt Nam - Nhật Bản

SKĐS - Cuối giờ chiều 5/8, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp ông Takagi Kuninori - Chủ tịch Đại học Quốc tế Y tế Phúc lợi Nhật Bản và một số cán bộ của Đại học này.

Chất thải y tế có thể gây ô nhiễm môi trường khi không được xử lý đúng cách. Việc chặn nguồn chất thải và xử lý chúng giúp giữ gìn môi trường tự nhiên, bảo vệ các nguồn tài nguyên như không khí, nước và đất.

Ngoài ra, chất thải y tế không được quản lý, xử lý đúng cách cũng gây ra các vấn đề sức khỏe cho con người, cụ thể là các bệnh ung thư, vấn đề hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác khi tiếp xúc hoặc hít thở vào. Như vậy, việc xử lý chất thải y tế đúng cách là yêu cầu bắt buộc, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Những lưu ý khi lưu giữ và xử lý chất thải y tế- Ảnh 2.

Xử lý chất thải y tế là một chuỗi các hoạt động nhằm loại bỏ các chất thải ra khỏi môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Thông tư 20/2021/TT-BYT, quy trình xử lý chất thải y tế bắt đầu từ bước thu thập và phân loại ngay từ nơi phát sinh (các cơ sở y tế, bệnh viện,...). Việc phân loại sẽ theo danh mục khác nhau dựa trên tính chất và loại chất thải (đã được quy định trong phần phụ lục số 01 và 02 của Thông tư số 20/2021/TT-BYT).

Sau khi phân loại, chất thải được đóng gói và vận chuyển đến các điểm xử lý chất thải. Quá trình vận chuyển này cần tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường để đảm bảo không gây ô nhiễm hoặc nguy hiểm cho con người và môi trường.

Bước tiếp theo là xử lý chất thải, cụ thể, các điểm xử lý chất thải có thể bao gồm các nhà máy xử lý rác thải, nhà máy tái chế, nhà máy nhiệt điện, hay các cơ sở xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Phương pháp xử lý tùy thuộc vào loại chất thải.

Đáng chú ý, trong quy trình xử lý chất thải y tế còn có hoạt động kiểm soát và giám sát để đảm bảo các bước xử lý tuân thủ các quy định môi trường và an toàn lao động. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc xử lý chất thải để đảm bảo tuân thủ quy định.

Cuối cùng, sau khi chất thải y tế được xử lý, cần tiến hành xử lí hậu quả như quản lý lượng chất thải còn sót lại, quản lý nước thải, khí thải,… Ngoài ra, cần đánh giá tác động của quá trình xử lý chất thải đến môi trường và xem xét các biện pháp hạn chế tiềm năng.

Những lưu ý khi lưu giữ và xử lý chất thải y tế- Ảnh 3.

Trong trường hợp không thể xử lý chất thải y tế trong ngày thì có thể lưu giữ những phải đáp ứng các yêu cầu về khu vực lưu giữ và số ngày lưu giữ.

Cũng theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT, bên cạnh việc xử lý ngay lượng chất thải y tế phát sinh trong ngày thì các cơ sở y tế có thể bố trí khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên.

Theo đó, bệnh viện và cơ sở y tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Bên cạnh đó, từng loại chất thải phải được lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải tạm thời, trừ trường hợp các loại chất thải này có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.

Về thời gian lưu trữ chất thải y tế, đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa không quá 7 ngày.

Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc xử lý tập trung, phải xử lý ngay trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 2 ngày.

Những lưu ý khi lưu giữ và xử lý chất thải y tế- Ảnh 4.

Các cơ sở y tế đang có sự đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải hiện đại, khép kín nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải.

Trong trường hợp cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 3 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.

Riêng đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm thì thời gian lưu giữ không quá 1 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải. Trường hợp lưu giữ quá 1 năm do chưa có phương án vận chuyển, xử lý hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì cơ sở y tế phải báo cáo bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế hằng năm của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền.

Cuối cùng là với những cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo khó khăn, không có biện pháp xử lý phù hợp thì chất thải lây nhiễm sắc nhọn được lưu giữ an toàn trong bể bê tông trong khuôn viên cơ sở y tế sau khi đã xử lý tiệt khuẩn chất thải và phải có biển cảnh báo tại khu vực lưu giữ chất thải.

Xem thêm video được quan tâm:

Cảnh báo nhiễm HIV trong nhóm tuổi thanh thiếu niên.


Thành Long
Ý kiến của bạn