1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng, nhiều nước và đi nhiều lần trong ngày. Tiêu chảy thường do một loại virus hoặc do ăn thực phẩm nhiễm bẩn gây ra. Trong trường hợp ít gặp hơn, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng rối loạn khác, như bệnh viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích. Tiêu chảy cũng có thể do không dung nạp thức ăn, căng thẳng, lo lắng hoặc sử dụng.
Các triệu chứng bao gồm thường xuyên đi ngoài phân lỏng, có nước và đau bụng. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy đều tự khỏi. Trường hợp nặng có thể gây mất nước nghiêm trọng cần truyền dịch tĩnh mạch.
Có ba loại tiêu chảy lâm sàng:
- Tiêu chảy cấp tính (kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và bao gồm cả bệnh tả)
- Tiêu chảy cấp tính ra máu (còn gọi là bệnh lỵ)
- Tiêu chảy mãn tính (kéo dài 14 ngày hoặc lâu hơn).
2. Các biện pháp chính để điều trị tiêu chảy
Bù nước bằng dung dịch uống bù nước điện giải oresol (ORS). ORS được hấp thụ trong ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Người bệnh có thể bù dung dịch này theo đường uống. Trong trường hợp mất nước hoặc sốc nặng, cần bù nước truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, đặc biệt để kiểm soát tiêu chảy kéo dài hoặc khi có máu trong phân hoặc nếu có dấu hiệu mất nước.
Sử dụng thuốc không kê đơn như loperamide.
3. Thuốc trị tiêu chảy loperamide được dùng khi nào?
Loperamide là thuốc chống tiêu chảy thuộc nhóm thuốc giảm nhu động ruột không cần kê đơn phổ biến, dễ tiếp cận và hiệu quả. Loperamide lần đầu tiên được sản xuất bởi Janssen Pharmaceuticals vào năm 1969. Trong nhiều năm, loperamide đã liên tục được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách Thuốc thiết yếu do tính an toàn và hiệu quả.
Ngoài việc kiểm soát làm giảm triệu chứng của tiêu chảy cấp không đặc hiệu ở bệnh nhân, thuốc cũng được chỉ định ở người lớn đối với tiêu chảy mãn tính liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
Tuy nhiên, loperamide không được khuyến cáo cho tất cả các loại tiêu chảy và có thể dẫn đến kết quả xấu hơn ở những bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập gây ra bởi vi khuẩn: Escherichia coli, Salmonella, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh như Clostridium difficile.
Việc sử dụng thuốc ở trẻ em cũng không được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích do những lo ngại về tính an toàn và hiệu quả ở trẻ nhỏ. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chỉ chấp thuận việc sử dụng thuốc cho trẻ em trên 2 tuổi.
4. Nguy hiểm khi dùng quá liều thuốc trị tiêu chảy loperamide
Ngoài lợi ích mang lại, thuốc cũng có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực và có khả năng gây hại.
Những tác dụng phụ này có thể từ nhẹ đến nặng và bao gồm:
Nguy cơ tác dụng phụ sẽ tăng lên khi lạm dụng thuốc, đặc biệt là khi dùng một lượng lớn loperamide. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi dùng ở liều rất cao, loperamide có thể tạo ra những tác dụng tương tự như tác dụng của opioid.
Ở liều cao loperamide có thể dẫn đến các biến cố nghiêm trọng như loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.
5. Làm thế nào để sử dụng thuốc trị tiêu chảy loperamide an toàn
Để đảm bảo đây là phương pháp điều trị phù hợp, trước khi bắt đầu dùng loperamide, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế, nếu người bệnh có các tình trạng:
- Đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Có vấn đề về gan.
- Mắc chứng viêm ruột như viêm loét đại tràng.
- Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác bao gồm cả thảo dược và thực phẩm chức năng.
- Đã từng bị dị ứng với thuốc.
Trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ tờ rơi thông tin của nhà sản xuất bên trong bao bì. Dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Dùng đúng liều quy định vì uống nhiều hơn quy định hoặc được liệt kê trên nhãn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng thậm chí tử vong.
Nên ngừng thuốc nếu thấy các dấu hiệu nặng lên sau khi dùng thuốc.
Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, cần trao đổi với bác sĩ. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Ngất xỉu, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều, lơ mơ mất nhận thức.
6. Làm gì để phòng ngừa tiêu chảy khi trời nắng nóng
Để ngăn ngừa tiêu chảy có một yếu tố quan trọng khác là ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Một số phương pháp để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy bao gồm:
- Rửa tay bằng nước xà phòng trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh
- Thực phẩm sống và chín không nên để chung trong tủ lạnh
- Tất cả các loại thực phẩm nên được bảo quản lạnh đúng cách
- Thực phẩm nên được nấu chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ
- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn
- Đảm bảo nguồn nước tiêu thụ phải không có chất gây ô nhiễm.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng