Những lưu ý cần biết về viêm khớp gối

01-11-2024 10:56 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Viêm khớp gối là vấn đề thường gặp, nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm khiến bệnh tiến triển nhanh, có nguy cơ thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không đúng, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có nên tiêm steroid trị viêm khớp gối?Có nên tiêm steroid trị viêm khớp gối?

SKĐS - Viêm khớp gối là tình trạng rất thường gặp. Một số người đã giảm đau bằng cách tiêm steroid hoặc axit hyaluronic. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã phát hiện, việc tiêm steroid trị viêm khớp gối có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn...

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Viêm khớp gối có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là do thoái hóa. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa xương khớp và mắc bệnh lý xương khớp càng tăng. Theo thống kê phụ nữ ngoài độ tuổi 55 có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp gối cao hơn so với nam giới trong độ tuổi này.

Thoái hóa khớp gối là quá trình lão hóa tự nhiên hoặc các yếu tố như tai nạn, vận động quá sức, ăn uống không đủ chất. Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp khi gấp duỗi chân lại và bệnh nhân sẽ thấy đau hơn khi vận động nhiều.

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến nguy cơ viêm khớp gối. Đây là loại bệnh lý ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn dẫn đến bị đau, cứng khớp. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp hoặc dính khớp.

Các công việc liên quan đến hoạt động mạnh cũng có thể dẫn đến chấn thương khớp. Với những công việc như quỳ, ngồi xổm, nâng tạ nặng gây áp lực lên khớp, dẫn đến nguy cơ đau khớp gối cao.

Tình trạng loãng xương cũng có thể dẫn đến viêm khớp gối. Tuổi càng cao thì các xương khớp sẽ càng bị thoái hóa, dẫn đến nguy cơ loãng xương cao. Với những người cao tuổi thì khó tránh khỏi các bệnh viêm khớp gối, bởi vì sụn và chất nhờn khớp đã bị suy yếu dần.

Viêm bao hoạt dịch khớp cũng dẫn đến tình trạng viêm khớp gối. Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối nhằm hỗ trợ dây chằng, gân hoạt động trơn tru hơn. Chấn thương đầu gối làm tăng nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch và khớp gối bị cứng, đau.

Những lưu ý cần biết về viêm khớp gối- Ảnh 2.

Viêm khớp gối là vấn đề thường gặp.

Biểu hiện viêm khớp gối

Viêm khớp gối xảy ra khi những mảnh xương sụn đầu gối tổn thương như bị bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn khớp bị giảm đi, gây đau nhức, khó chịu.

Biểu hiện thường thấy là các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường âm ỉ. Một số trường hợp có thể khởi phát đột ngột. Cơn đau nhức thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hay sau giấc ngủ ngắn giữa ngày. Khi bệnh chuyển nặng, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.

Viêm khớp gối khiến tình trạng sưng đỏ quanh khớp. Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ quanh khớp là do sự tích tụ chất lỏng quá mức do viêm, làm khớp bị sưng phồng lên. Người bệnh dùng tay có thể cảm nhận được sự ấm nóng xung quanh khớp sưng.

Người bệnh viêm khớp gối có thể bị cứng khớp gối. Cứng khớp gối gây nhiều hạn chế trong vận động của người bệnh. Người bệnh có thể cảm nhận tình trạng cứng khớp rõ nhất sau khi nghỉ ngơi thời gian dài hay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối để có thể vận động bình thường trở lại.

Nếu không được can thiệp, người bệnh viêm khớp gối sẽ khó vận động khớp gối. Vì lớp sụn bảo vệ đã bị ăn mòn, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi vận động, ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hay gập đầu gối. Tầm vận động của khớp gối bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày

Viêm khớp gối khiến chức năng vận động của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bệnh ở giai đoạn đầu nếu không được phát hiện sớm hoặc hướng điều trị không phù hợp, sẽ chuyển nhanh với những biến chứng như: Teo cơ, biến dạng khớp hoặc dính khớp. Suy giảm chức năng vận động. Thấp khớp cấp, gây tổn thương van tim, dẫn tới mắc các bệnh tim mạch và cuối cùng là dẫn đến tàn phế, bại liệt.

Những lưu ý cần biết về viêm khớp gối

Viêm khớp gối là căn bệnh phổ biến, chính vì vậy mỗi người cần phải chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống nhằm ngăn chặn các yếu tố, nguy cơ gây bệnh, cụ thể:

  • Cần kiểm soát cân nặng và tránh tình trạng tăng cân nhiều. Hạn chế mang vác các vật nặng.
  • Cần làm việc, sinh hoạt trong các tư thế đúng. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, đúng điều độ. Có biện pháp bảo vệ đầu gối khi chơi thể thao hoặc làm việc nặng.
  • Hàng ngày bổ sung các dưỡng chất và vitamin tốt cho xương khớp như vitamin C, vitamin D, canxi, collagen, protein, magie…
Nếu bị viêm khớp gối người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Một số nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung bao gồm:
  • Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega - 3 như: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích…
  • Thực phẩm bổ sung canxi như: thịt lợn, thịt gia cầm, tôm, cua… sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp.
  • Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh hỗ trợ tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa.
  • Các loại trái cây chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C như: đu đủ, dứa, chanh, cam… cũng giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
Điều quan trọng là cần khám sức khỏe định kỳ và khi có những dấu hiệu bất thường ở khớp gối thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm khớp gối do nguyên nhân gì và cách điều trịViêm khớp gối do nguyên nhân gì và cách điều trị

SKĐS - Viêm khớp gối là vấn đề thường gặp bởi xương đầu gối do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Bệnh gây đau đớn khớp gối, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới khả năng đi lại và các hoạt động thường ngày.

TS. BS Vũ Thị Thanh
Ý kiến của bạn