Theo sách 'Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam' của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, tỏi có tên khoa học là Allium sativum L.; thuộc họ Hành Alliaceae.
Thành phần chủ yếu của tỏi là allicin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu...
Trong đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào hai kinh can và vị... Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa các bệnh liên quan đến phụ khoa, trị giun sán, tiêu tích trệ do ký sinh trùng gây ra ở đường tiêu hóa, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ…
Trà tỏi có tác dụng gì?
Trà tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus mạnh mẽ. Trà tỏi cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tỏi chứa các hợp chất có thể làm giảm mức cholesterol và hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Đặc tính kháng khuẩn của trà tỏi có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, ho, cúm; làm dịu chứng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.
Giảm viêm
Trà tỏi có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm trong cơ thể. Điều này mang lại lợi ích cho những người mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp, hen suyễn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Trà tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Hỗ trợ tiêu hóa
Uống trà tỏi giúp tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách kích thích sản xuất enzyme tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Loại trà này cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Thúc đẩy giảm cân
Trà tỏi có trợ giảm cân do có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tăng cường đốt cháy chất béo. Trà tỏi cũng có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm cảm giác thèm ăn, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh dễ dàng hơn.
Tăng cường sức khỏe làn da
Các chất chống oxy hóa có trong trà tỏi có thể giúp bảo vệ da chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra, thúc đẩy làn da khỏe mạnh, trẻ trung hơn. Trà tỏi cũng có thể giúp giải quyết các tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh chàm...
Trà tỏi có thể giúp cơ thể chống lại virus , cảm lạnh.
Trà tỏi có tác dụng phụ không?
Mặc dù trà tỏi có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng trước khi sử dụng, nên biết một số tác dụng phụ của loại trà này để cân nhắc lựa chọn liều dùng phù hợp.
Dị ứng: Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với tỏi khi thấy các biểu hiện nổi mề đay, ngứa hoặc khó thở sau khi uống trà, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu cần thiết.
Các vấn đề về đường tiêu hóa: Tỏi đôi khi có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi và ở một số người.
Ngoài ra, tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống loại trà này.
Cách làm trà tỏi
Chuẩn bị:
- 3-4 tép tỏi, băm nhỏ hoặc thái lát mỏng.
- Nước cốt chanh, mật ong.
Để pha trà:
- Đun sôi nước và tỏi.
- Tắt lửa, sau đó thêm nước cốt chanh, mật ong vừa đủ.
- Lấy tỏi ra rồi thưởng thức trà ấm nóng.
Lưu ý: Trà tỏi có thể kết hợp tốt với nhiều hương vị khác như gừng…
Mời bạn xem tiếp video:
5 điều cần biết khi ăn tỏi để tránh rước họa vào thân |SKĐS