Phụ nữ có thai phải được ăn thêm thức ăn hàng ngày và được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, nhất là những tháng cuối trước khi sinh.
Thực phẩm tốt cho thai phụ
Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt giàu axit folic, chất sắt và chất xơ hơn so với bánh mì trắng và gạo.Hãy bổ sung ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày như bột yến mạch cho bữa sáng, hay một chiếc bánh mì đen, mì ống và gạo lứt.
Các loại đậu đỗ: Các loại đậu đỗ như đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu lăng có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Bên cạnh việc cung cấp protein và chất xơ, chúng còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như sắt, folate, canxi và kẽm giúp bảo vệ cơ thể của mẹ và thai nhi.
Cá hồi: Axit béo omega-3 rất tốt cho não bộ và mắt của trẻ nhỏ. Cá hồi là một loại thực phẩm tuyệt vời cho bạn. Thêm vào đó, nó còn bổ sung protein và vitamin B. Cá hồi cũng là loại cá có lượng thủy ngân tương đối thấp so với các loài cá khác.
Thức ăn giầu sắt tốt cho thai phụ
Trứng: Trứng rất giàu protein và các axit amin cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Chúng chứa hơn mười loại vitamin và khoáng chất, bao gồm choline, rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, trứng phải được luộc chín, tuyệt đối không ăn trứng chưa nấu chín, còn lòng đào.
Đồ ăn vặt ít béo: Một cốc sữa chua ít béo, không đường, nhiều canxi và hàm lượng protein cao là lựa chọn số một cho những phụ nữ mang thai khi thèm ăn vặt. Có thể thêm sự lựa chọn với một số loại hoa quả giúp kích thích sự ngon miệng.
Mật ong và trà xanh: Trà xanh rất giàu vitamin C và các chất chống lão hóa, ung thư. Cũng giống như tất cả các chất ngọt khác, mật ong chủ yếu là đường và một lượng vitamin và khoáng chất. Nhưng đường trong mật ong dễ hấp thụ hơn so với đường thông thường và giúp bạn dễ dàng hấp thụ các axit amin, vitamin và carbohydrate, có tác dụng chăm sóc da và bảo vệ phổi. Sự kết hợp tuyệt vời giữa trà xanh và mật ong sẽ giúp bạn phòng chống được bệnh cảm cúm thông thường trong tiết trời se lạnh, bảo vệ được bé yêu của bạn khỏi bệnh dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ khi mang thai cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Sữa: Theo như khuyến cáo của các bác sĩ về nhu cầu canxi trong thời gian mang thai. Các bà mẹ sẽ cần 1000 mg canxi trong quý thứ hai (4-6 tháng) và 1500 mg canxi mỗi ngày trong ba tháng cuối của thai kỳ. Sữa được công nhận là nguồn canxi và protein dồi dào.
Rau xanh và trái cây chín: Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Hoa quả mọng nước như mâm xôi, sơ- ri là những món ăn ngon với hương vị tuyệt vời, rất giàu vitamin C, kali, folate và chất xơ, giúp phát triển trí não bé và bảo vệ sức khỏe mẹ.
Một số lưu ý:
Không kiêng ăn bất cứ thức ăn nào trong thời gian mang thai và sau khi sinh.
Theo dõi sức khỏe và cân nặng trong thời gian mang thai, bình quân khi mang thai tăng từ 10 – 12 kg là tốt. Phụ nữ khi mang thai cần được ăn no, đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng những thức ăn có lượng đạm như: Thịt, cá, các loại đậu, sữa….rau xanh, hoa quả tươi cung cấp nhiều vitamin chất khoáng và chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất béo như: dầu, mỡ….phụ nữ có thai cần uống viên sắt để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt, bổ sung acid folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá, nên tránh các gia vị kích thích như: ớt, tiêu, cà phê và hạn chế dùng thuốc. Chỉ dùng khi thật cần thiết và khi có chỉ định của bác sĩ.
Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai ăn uống thiếu thốn, bị thiếu máu việc nuôi dưỡng bào thai kém sẽ tạo ra những đứa trẻ thiếu cân. Nếu thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến thiểu não, chậm phát triển tinh thần, giảm cân vì acid folic cần thiết cho việc tạo và phát triển tế bào mới trong cơ thể, cụ thể nó rất cần thiết để tạo ra Hemoglobin một protein phức tạp trong hồng cầu.
Có sự khác biệt rõ rệt giữa nam giới và thai phụ, phụ nữ bình thường về sự tiêu thụ lượng acid folic: Thai phụ cần: 400mcg/ngày. Phụ nữ bình thường cần: 180mcg/ngày. Nam giới cần: 200mcg/ngày.
Như vậy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của thai phụ có vai trò then chốt để sinh ra những trẻ sơ sinh mạnh khỏe và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của bé sau này. Hy vọng những điều trên đây sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ hiểu biết và thực hành dinh dưỡng đúng đắn, từ đó tạo điều kiện cho trẻ được sinh ra thuận lợi và phát triển tốt sau đó.