Những loài động vật đứng đầu danh sách đỏ

15-05-2009 10:01 | Thời sự

Nhằm đạt mục tiêu phục hồi và bảo tồn các loài động, thực vật mang tầm quan trọng về giá trị sinh thái, kinh tế, và văn hóa, Quỹ bảo tồn động vật thế giới (Worldwide Wifelife Fund - WWF) đang nỗ lực hết mình nhằm gia tăng dân số của các loài động vật quý hiếm trong thiên nhiên vào năm 2020.

Nhằm đạt mục tiêu phục hồi và bảo tồn các loài động, thực vật mang tầm quan trọng về giá trị sinh thái, kinh tế, và văn hóa, Quỹ bảo tồn động vật thế giới (Worldwide Wifelife Fund - WWF) đang nỗ lực hết mình nhằm gia tăng dân số của các loài động vật quý hiếm trong thiên nhiên vào năm 2020.

Theo xếp hạng của Quỹ Bảo tồn động vật thế giới (WWF), các loài động vật dẫn đầu danh sách đỏ trước nguy cơ tuyệt chủng trải đều khắp các châu lục như châu Á, châu Mỹ, châu Phi, Bắc cực, và Thái Bình Dương. Đặc biệt, châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương với địa hình và sinh thái đa dạng, các cánh rừng nguyên sinh và tài nguyên biển là thảm động thực vật của thế giới và nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Trong số các loài động vật đứng đầu danh sách bảo tồn, ngoài tầm quan trọng về sinh thái, những loài này còn mang giá trị văn hóa tinh thần gắn với vùng miền sinh sống và cuộc sống tâm linh của người dân nơi đó. Một số loài còn là biểu tượng quốc gia hay cả một vùng miền như gấu trúc hay gấu Bắc cực. Ngoài ra, gấu trúc còn là biểu tượng của WWF kể từ khi tổ chức thành lập năm 1961.

Việt Nam cũng góp mặt trong danh sách với tê giác Java, voọc đầu vàng (đảo Cát Bà, Hạ Long) và gấu trúc.

Nếu không có hành động kịp thời, chẳng bao lâu chúng ta sẽ không còn thấy những loài sinh vật quý hiếm này trên trái đất nữa. Dưới đây là danh sách các động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần sự quan tâm đầu tư từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như nhận thức của công chúng để bảo tồn thiên nhiên tươi đẹp.

 Tê giác Java.

 Tê giác Java: Đây là loài động vật có vú lớn quý hiếm nhất trên hành tinh. Ngụ cư tại Indonesia và Việt Nam. Hiện số lượng loài tê giác Java còn chưa đầy 60 con. Sừng tê giác là nguyên nhân hấp dẫn các tay săn trộm. Và rừng bị thu hẹp cũng là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của loài tê giác này. Loài tê giác này có thể nặng tới 1.500-2.000kg và có độ dài 3-3,5m. Tê giác Java có một sừng và chiếc sừng duy nhất này có thể dài hơn 25cm. Tê giác Java thường thích sống trong những vùng đất trũng, vùng đầm lầy nhiều cỏ và rêu. Tại Việt Nam, loài tê giác này xuất hiện ở những vùng đồi sâu che phủ bởi tre và mây. Khẩu phần ăn ưa thích của tê giác Java là chồi non, tán lá cây và quả rụng.

Cá heo Vaquita: Đây là loài sinh vật hiếm nhất trên đại dương. Hiện số lượng cá heo vaquita chỉ còn từ 200-300 con. Sở dĩ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì cá heo vaquita chủ yếu tập trung ở vịnh California và rất dễ bị vướng vào lưới đánh cá. Vaquita là loài có kích cỡ nhỏ nhất trong mọi loài cá heo (vaquita trưởng thành có cân nặng khoảng 50kg và dài 1,5m) và là loài có số lượng ít nhất trong mọi loài sinh vật biển. Thức ăn của vaquita là các con cá nhỏ và mực trong vịnh. Vaquita thường tập trung thành các nhóm nhỏ, từ 2-3 con bơi cùng nhau hoặc đôi khi có thể lên tới 8-10 con luôn quấn quít bên nhau.

Khỉ đột Diehli: Loài khỉ khổng lồ này là biểu trưng của các quốc gia châu Phi - Nigeria và Cameroon, ngụ cư tại vùng rừng núi giữa biên giới hai nước. Số lượng của loài khỉ đột châu Phi này còn chưa đến 300 con. Hiện khỉ đột diehli đang được hai quốc gia này bảo tồn ở Rừng quốc gia Takamanda (Cameroon) và Khu bảo tồn sinh thái Cross River (Nigeria).

Hổ Sumatra Indonesia: Số lượng chưa đầy 600 con. Loài hổ nhỏ này sống tại đảo Sumatra, Indonesia từ cách đây 1 triệu năm. Thời xa xưa, loài hổ này từng đe doạ sự mở rộng nơi sinh sống của con người vì số lượng dồi dào khắp hòn đảo này. Hiện nay, loài hổ này chủ yếu tồn tại trong các khu bảo tồn, còn khoảng 100 con sống bên ngoài vòng bảo vệ trong thiên nhiên hoang dã.

 Voọc đầu vàng Việt Nam: Số lượng còn chưa đầy 70 con trên đảo sinh thái Cát Bà, Hạ Long. Loài voọc đầu vàng đã được bảo vệ kể từ năm 2000. Tuy vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, kể từ năm 2003, số lượng của loài voọc này có tăng so với những thập kỷ trước. Dự án bảo tồn voọc đầu vàng trên đảo Cát Bà được tiến hành từ tháng 11/2000 với sự trợ giúp của Tổ chức bảo tồn động vật ZGAP, Đức. Cát Bà đã được công nhận là Khu bảo tồn Nhân sinh thái UNESCO vào năm 2004.

Chồn furô chân đen: Sinh sống tại các thảo nguyên Bắc Mỹ. Hiện giờ số lượng còn khoảng 1.000 con. Đây là loài chồn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trên trái đất. Năm 1986, số lượng của loài chồn furô chân đen chỉ còn có 18 con. Sau đó nhờ nỗ lực bảo tồn mà số lượng loài chồn này tăng lên.

 Voi lùn Borneo: Loài voi này sống tại Bắc Borneo, đảo nằm gần châu Úc trên bờ Thái Bình Dương. Số lượng còn khoảng 1.500 con. Loài voi này thấp hơn voi châu Á khoảng 50cm. Loài voi lùn Borneo có bản tính hiền lành, dễ thuần dưỡng. Sự mở rộng của các khu trồng cọ đã làm giảm số lượng loài voi này do thiếu không gian và môi trường sống để phát triển.

Gấu trúc. 

Gấu trúc tại Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Số lượng còn chưa đầy 2.000 con. Gấu trúc có khẩu phần ăn đến 99% là lá tre. Ngoài ra, gấu trúc có thể ăn những loại thức ăn khác như trứng, mật ong, cá, mứt, cam và chuối. Gấu trúc là tài sản quốc gia và biểu tượng quốc gia của Trung Quốc. Hình ảnh gấu trúc xuất hiện trên các đồng tiền xu và rất nhiều đồ lưu niệm của nước này. Ở Trung Quốc, loài gấu trúc này chủ yếu sống trong thiên nhiên, nhất là tại các vùng núi.

Năm 1961, WWF quyết định chọn gấu trúc làm biểu tượng khi tổ chức  ra đời với tiêu chí một biểu tượng "ấn tượng và dễ nhận diện" có thể phá vỡ mọi rào cản về ngôn ngữ. Các nhà sáng lập WWF đã nhất trí rằng loài vật to lớn và dễ thương, được nhiều người yêu mến xứng đáng để trở thành một biểu tượng tuyệt vời. Hơn nữa, loài vật mang 2 màu trắng đen này trên biểu tượng khi đó cũng giúp tiết kiệm chi phí in ấn cho WWF trong các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng về bảo vệ động vật.

Gấu Bắc cực: Số lượng còn chưa đầy 25.000 con. Gấu đực trưởng thành có trọng lượng lên tới 400-680kg, trong khi gấu cái trưởng thành thường chỉ nặng bằng một nửa. Môi trường sống của gấu Bắc cực là trên các khối băng và săn bắt hải cẩu làm nguồn thức ăn. Trước đây, sự săn bắn của con người đe dọa loài này, nhưng hiện nay, sự biến đổi thời tiết và hiện tượng băng tan tại Bắc cực dẫn tới sự thu hẹp của loài gấu Bắc cực. Từ hàng ngàn năm qua, gấu Bắc cực là biểu tượng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người dân bản địa vùng cực.

Cá da trơn khổng lồ Mekong, Đông Nam Á: Đây là loài cá lớn nhất sống trong môi trường nước ngọt. Số lượng còn khoảng vài trăm con tại Thái Lan, Lào, và Campuchia.

Bích Vân (theo The Time)


Ý kiến của bạn