1. Vỏ cây hoàng bách chữa ung thư tuyến tụy
Năm 2014, các chuyên gia ở Đại học Texas (UoT) Mỹ đã phát hiện, một loại thuốc cổ xưa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh ung thư tuyến tụy. Theo đó, trong hàng thiên niên kỷ, người Trung Hoa đã sử dụng vỏ cây hoàng bách (Amur Cork), tên khoa học Phellodendron amurense để làm thuốc giảm đau. Trong quá trình gây bệnh ung thư, sự sản sinh tế bào không kiềm chế sẽ tạo ra khối u, lâu ngày u bị xơ hoá nên các loại thuốc chống ung thư sẽ mất tác dụng. Chất chiết xuất từ vỏ cây hoàng bách có khả năng ngăn cản xơ hoá tuỵ, tức, giúp bệnh nhân ung thư tuỵ khỏi bệnh. Chiết xuất hoàng bách phá bỏ được cơ chế này, ức chế tạo sẹo xung quanh khối u, cho phép thuốc đi thẳng vào khối u để tiêu diệt các tế bào đột biến. Khoa học còn phát hiện thấy, chiết xuất hoàng bách còn có tác dụng làm làm giảm viêm khối u thông qua quá trình ức chế men.
Cây hoàng bách và vỏ của nó
Theo trang tin Topnews.in, cây hoàng bách hay còn gọi là cây nút chai Amur, thuộc họ Rutaceae, dân gian gọi là cây nút chai Amur hoặc cây bách vàng, có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Á như Trung Quốc, Mãn Châu, Ussuri, Amur, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và một số vùng Bắc Mỹ. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vị thuốc hoàng bách là một trong những thảo dược cơ bản được sử dụng để điều trị các bệnh viêm màng não, lỵ trực trùng, viêm phổi, lao, và xơ gan, và làm thuốc giảm đau. Đặc biệt, chiết xuất từ vỏ cây hoàng bách còn có tác dụng điều trị đau bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đau mắt hột... và là hoạt chất quan trọng trong hoá trị phòng ngừa ung thư phổi, ức ức chế sự co bóp tuyến tiền liệt, điều trị các rối loạn tiết niệu gây ra bởi niệu đạo tắc nghẽn như u lành tính tuyến tiền liệt phì đại (BPH). Nexrutine, một hợp chất có trong vỏ cây hoàng bách có thể ngăn chặn khối u tuyến tiền liệt tiến triển.
Theo thống kê, ung thư tụy có tỉ lệ gây tử vong khá cao do khó chẩn đoán, thuộc nhóm ung thư “rắn mặt”, kháng lại mọi phương pháp điều trị thông thường. Lựa chọn tốt nhất là phẫu thuật, cắt bỏ hoàn toàn tuyến tụy. Tuy nhiên, chỉ có 20% bệnh nhân đủ điều kiện để được điều trị tại thời điểm chẩn đoán. Ngoài ra, các tác nhân trị liệu cho ung thư tuyến tụy cho thấy hiệu quả thấp, vì vậy phương án dùng dược thiện có nguồn gốc từ y học cổ truyền được xem là phương pháp tiếp cận mới cho căn bệnh nan y này, trong đó có chiết xuất từ vỏ cây hoàng bách.
2. Thảo dược Roseroot chữa trầm cảm
Trong hàng thiên niên kỷ, con người ta đã sử dụng thảo dược có tên Roseroot (cây rễ vàng) hay Rhodiola rosea, bởi tính năng y học của nó. Theo văn hoá dân gian Siberi, những người uống trà Roseroot có thể sống được hơn 100 tuổi còn những người Hy Lạp cổ đại, Vikings (cướp biển Bắc Âu), người da trắng gốc Âu, và Mông Cổ đều rất quen với dược thảo này. Theo nghiên cứu mới nhất, Roseroot có hiệu quả trong việc làm giảm trầm cảm và mệt mỏi. Hiệu quả của nó tuy thấp hơn thuốc chống trầm cảm thông thường như sertraline, nhưng đổi lại lợi ích tổng thể cao hơn bởi ít để lại phản ứng phụ ngoài mong muốn. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã từng sử dụng Roseroot để chống trầm cảm, mệt mỏi, và bệnh tật, còn người Viking từng sử dụng nó để tăng sức bền và sức chịu đựng. Người Trung Quốc cổ đã từng cử sứ giả đến Siberia để tìm kiếm dược thảo này còn người Mông Cổ thì lại sử dụng Roseroot để điều trị bệnh ung thư và lao. Cho đến ngày nay, người châu Á ở Trung Á tin rằng trà Roseroot là thuốc tốt nhất để chữa trị cảm lạnh và cúm.
Thảo dược Roseroot và sản phẩm chữa bệnh đi từ Roseroot
Roseroot là một loài thảo mộc đã được sử dụng trong y học dân gian châu Âu suốt trong hơn 3.000 năm qua. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, loài cây này có tiềm năng chữa trị chứng trầm cảm bằng cách kích thích các thụ thể dẫn truyền thần kinh trong não có liên kết với điều chỉnh cảm xúc. Roseroot còn có tác dụng tăng cường khả năng chịu đựng trong công việc, tăng cường tuổi thọ và cải thiện sự đề kháng trước nhiều loại bệnh như mệt mỏi và trầm cảm.
Theo trang tin y học Medicalnewstoday.com (MNC), từ đầu thập niên 60 ở thế kỷ trước đã có gần 200 nghiên cứu về tác dụng của Roseroot. Một trong những nghiên cứu mới nhất trong số này vừa được công bố trên tạp chí Phytomedicine, Roseroot có thể tăng cường tâm trạng bằng cách kích thích các thụ thể của các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin trong não liên quan đến điều chỉnh tâm trạng. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy loại thảo mộc này ảnh hưởng đến mức beta-endorphin trong cơ thể.
Nghiên cứu trên do giáo sư, tiến sĩ Jun J. Mao ở ĐH y khoa Pennsylvania (Mỹ) chủ trì. Các nhà khoa học đã so sánh chiết xuất Roseroot trong điều trị chứng rối loạn trầm cảm thể nhẹ đến trung bình với sertraline, một loại thuốc chống trầm cảm kê toa thông thường hoặc giả dược ở 57 người lớn trong nghiên cứu dài 12 tuần. So với những người dùng giả dược, nhóm dùng Roseroot thì khả năng cải thiện tâm tính đạt 1,4 lần, trong khi đó nhóm dùng Sertraline đạt 1,9 lần. Phần đông nhóm Sertraline (63%) báo cáo có tác dụng phụ hơn những người dùng Roseroot (30%). Điều này cho thấy Roseroot có lợi ích dài kỳ tốt hơn so với Sertraline trong điều trị trầm cảm thể nhẹ đến trung bình, chưa kể chi phí và những tác dụng bất lợi mà người ta chưa hiểu hết.
3. Thanh hao hoa vàng trị sốt rét
Năm 2015, nhà hóa học Trung Quốc, bà Tu Youyou (Đồ U U), 87 tuổi, đã giành giải Nobel cho công trình về artemisinin (Thanh hao tố), liệu pháp điều trị bệnh sốt rét cách đây hàng chục năm. Đây là nghiên cứu bền bỉ từ cây thanh hao hoa vàng và phát hiện ra artemisinin có tác dụng tốt trong việc điều trị sốt rét. Nghiên cứu này được coi là thành tựu đột phá của ngành y học nhiệt đới thế kỷ 20, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hàng triệu người sống ở các quốc gia đang phát triển ĐNA, Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Thanh hao hoa vàng có tác dụng trị vi khuẩn lao Mycobacetrium tuberculosis
Sau khi kết thúc nghiên cứu dài kỳ, các nhà khoa học ở Đại học Michigan (MSU) đứng đầu là ông Robert Abramovich cho thấy Artemisinin còn có tác dụng chống lại bệnh lao, đặc biệt là khả năng ngăn chặn cơ chế phòng vệ của Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn gây bệnh thuộc chi Mycobacterium, tác nhân nhân gây bệnh ở hầu hết các ca lao nên nó còn gọi là vi khuẩn lao. Mycobacetrium tuberculosis cần nhiều oxy nên hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta cố gắng chống lại sự nhiễm trùng bằng cách hạn chế sự tiếp cận của khuẩn với oxy và khi bị tước oxy, chúng sẽ suy yếu, diệt vong. Artemisinin ngăn chặn một phân tử có tên heme, có tác dụng làm tắt cảm biến oxy của vi khuẩn. Phương pháp điều trị mới này có thể làm giảm đáng kể người mắc bệnh lao với thời gian 6 tháng trong điều kiện bình thường. Thời gian điều trị rút ngắn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc chiến chống lao của nhân loại trong tương lai. Thanh hao hoa vàng, hay thanh cao hoa vàng, ngải hoa vàng, ngải si (tên khoa học Artemisia annua) là loài ngải bản địa của vùng châu Á ôn đới nhưng nay đã có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Đây là loại cây thân thảo, cao từ 1m - 2m, mọc ở các trảng cỏ, lá và ngọn non dùng làm rau nấu canh, trị bệnh ngoài da, rôm sảy. Ngoài chữa sốt rét, cây thanh hao cũng chứa một số hoạt chất có thể hỗ trợ điều trị ung thư.
4. Phương pháp điều trị mắt Anglo-Saxon
Năm 2015, các nhà khoa học đã tái tạo phương pháp điều trị có tên Anglo-Saxon có từ thế kỷ thứ 9 để trị bệnh nhiễm trùng mắt. Bao gồm hành Allium (thực vật thuộc chi hành như hành tây) mật bò, rượu vang, mật ong và mật bò, có thể đánh bại Staphylococcus aureus hoặc MRSA kháng methicillin. Công thức chữa bệnh này được lưu lại trong một y văn có tên Bald’s Leechbook, được viết bằng tiếng Anh cổ, và đã tồn tại hơn một thiên niên kỷ. Theo văn bản y khoa này, nhờ khám phá ra loại thuốc nói trên nên người cổ đại có thể tiêu diệt được tới 90% khuẩn MRSA, nhưng họ không hề hay biết trong thực đơn này có chứa kháng sinh cao cấp.
Theo Bald’s Leechbook, một trong những y văn cổ xưa nhất, sớm nhất trong lĩnh vực y khoa của nhân loại. Theo khoa học hiện đại, liệu pháp Anglo-Saxons ra đời trước khi nhân loại khám phá ra các loài vi khuẩn. Nó thực chất là một hỗn hợp giống như thuốc mỡ để tra mắt trị vi khuẩn Staphylococcus aureus. Hỗn hợp nói trên được trộn đều, giữ trong một chiếc lọ làm bằng đồng thau suốt 9 đêm. Qua thử nghiệm thực hiện phòng thí nghiệm cho thấy liệu pháp Anglo-Saxon phá hủy màng sinh học của vi khuẩn, ma trận nhày chứa dinh dưỡng hay còn gọi là tổng hành dinh của khuẩn MRSA và cuối cùng làm cho chúng bị diệt vọng.