Hà Nội

Những liên minh khiến Trung Quốc lo ngại

08-07-2014 15:01 | Quốc tế
google news

Mỹ- Nhật, Mỹ- Hàn Quốc là liên minh quân sự bền vững tại châu Á, khiến Trung Quốc luôn phải đề phòng. Mới đây nhất, sự kiện Nhật Bản thắt chặt quan hệ quốc phòng với Australia lại là một động thái gây mất ăn mất ngủ cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang nuôi tham vọng bành chướng tại khu vực

Mỹ- Nhật, Mỹ- Hàn Quốc là liên minh quân sự bền vững tại châu Á, khiến Trung Quốc luôn phải đề phòng. Mới đây nhất, sự kiện Nhật Bản thắt chặt quan hệ quốc phòng với Australia lại là một động thái gây mất ăn mất ngủ cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang nuôi tham vọng bành chướng tại khu vực châu Á .

Sự kiện ngày 7.7, Thủ tướng Nhật Bản S.Abe lên đường thăm đã thu hút sự theo dõi sát xao của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2002, một thủ tướng Nhật Bản tiến hành một chuyến thăm chính thức Australia. Trong bối cảnh Nhật đã giảm nhẹ các hạn chế về việc xuất khẩu vũ khí , sự kiện này sẽ mở đường cho ý định ký kết với Nhật Bản một thỏa thuận về tàu ngầm mà Australia ấp ủ từ lâu nhằm đẩy mạnh năng lực quân sự của mình. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm lần này sẽ hình thành liên minh quân sự chặt chẽ giữa Nhật và Australia.

Sự việc các chuyến ngoại giao liên tiếp giữa Trung Quốc với Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Australia cho thấy hai bên Trung –Nhật đang có những bước đi nhằm thực thi các ý định của mình. Theo giới phân tích, trước các hành động ngày càng phi pháp của Trung Quốc trong các vấn đề biển đảo với các láng giềng, trong đó có Nhật Bản, chính quyền của Thủ tướng Abe đã tìm cách đối phó bằng cách củng cố liên minh với nhiều nước trong khu vực, và đã được chính quyền Australia của Thủ tướng Abbott đáp ứng thuận lợi. Về phía Australia, sự hung hăng của Trung Quốc gần đây, từ việc Bắc Kinh thiết lập vùng nhận dạng phòng không, đường lưỡi bò, đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, là động lực để nước này bắt tay với cường quốc quân sự Nhật Bản.

Thủ tướng Australia Tony Abbott và người đồng cấp Nhật Shinzo Abe

Cho dù Trung Quốc là đối tác thương mại tối quan trọng của Úc, nhưng trong thời gian gần đây, Canberra không ngần ngại chỉ trích Bắc Kinh về những động thái bị đánh giá là quá đáng. Không chỉ hợp tác với Nhật Bản về quốc phòng, hợp tác thương mại cũng là một chiến lược giúp Australia bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế Australia (hiện Trung Quuốc là đối tác thương mại số 1 của Australia). Theo ông Kerry Brown, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney: «Australia cần phải có một khuôn khổ tốt cho các thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và Nhật Bản - họ là đồng minh lớn về kinh tế - nhờ đó họ có thể đa dạng hóa quan hệ và không bị phụ thuộc quá đáng vào Trung Quốc.”

Ở một khía cạnh khác, cả Nhật và Australia đều là đồng minh của Mỹ. Trước ý đồ bành chướng của Trung Quốc, các đồng minh của Mỹ liên kết với nhau là điều tất yếu. Đặc biệt, Trung Quốc còn có tham vọng phá vỡ trục quân sự Mỹ-Nhật-Hàn vững chãi từ lâu. Ông Tập Cận Bình, vừa kết thúc chuyến thăm Seoul, tuy nhiên, theo các nhà quan sát, tất cả những thỏa thuận tại Hàn Quốc chỉ mang tính biểu tượng, liên minh chiến lược Mỹ Hàn vẫn vững như bàn thạch. Có một khía cạnh để Trung Quốc chen chân vào, đó là quan hệ Seoul-Bình Nhưỡng, Seoul-Tokyo, Tokyo-Bình Nhưỡng vốn cơm chẳng lành canh chẳng ngọt.

Tuy nhiên, nhìn thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa hề thăm Bình Nhưỡng cũng như chưa hề tiếp đón Kim Jong Un. Mặt khác, chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị với Tổng thống Park Geun Hye vào năm tới tổ chức chung 70 năm ngày chiến thắng Nhật Bản 1945-2015. Tại Đại học quốc gia Seoul, ông Tập Cận Bình không bỏ lỡ cơ hội lên án Nhật Bản tiến hành « cuộc chiến tranh xâm lược dã man » chống nhân dân hai nước Trung Hoa và Hàn Quốc cũng như chính sách thực dân đối với hai dân tộc này. Tuy nhiên, xem ra các động thái của Trung Quốc không đủ sức nặng để lôi kéo Hàn Quốc. Hàn Quốc lợi dụng thị trường Trung Quốc để gia tăng xuất khẩu nhưng gắn bó với Mỹ để được an ninh quốc phòng.

Trong cuộc hội đàm với thủ tướng Đức A.Merkel, ông Lý Khắc Cường đã nhắc về sự kiện bùng phát chiến tranh Trung - Nhật (7.7.1937) và hàm ý so sánh giữa sự sám hối của Đức sau Thế chiến 2 với cái gọi là “thái độ che đậy, chối bỏ lịch sử” để nhằm vào Nhật. Ngược lại, Thủ tướng Merkel không hề đưa ra bình luận gì. Trong bối cảnh quan hệ song phương đang căng thẳng và chính quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang nỗ lực nới lỏng các hạn chế về quân sự áp đặt sau Thế chiến 2, Trung Quốc liên tục nhắc lại những gì lực lượng Nhật gây ra trong quá khứ . Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng Đức rất khó chịu vì không muốn bị lôi kéo vào mâu thuẫn Nhật - Trung .

Cùng ngày, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phản pháo rằng “chẳng có lợi ích gì cho hòa bình và hợp tác trong khu vực khi Trung Quốc làm ầm ĩ chuyện quá khứ và biến nó thành vấn đề hiện tại của thế giới”.

Phan Hà (theo Reuters, AFP)


Ý kiến của bạn