Hà Nội

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tăng huyết áp

20-11-2021 09:58 | Y học 360
google news

SKĐS - Có rất nhiều những lựa chọn thông minh giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có những lầm tưởng về tăng huyết áp khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình theo dõi và điều chỉnh huyết áp.

Một trong những điều tốt nhất để tự tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp là phá vỡ những lầm tưởng này.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tăng huyết áp - Ảnh 1.

Ảnh: ADCREW

Lầm tưởng 1: Gia đình tôi có người mắc bệnh tăng huyết áp. Nên tôi không thể làm gì để phòng ngừa tăng huyết áp cho mình.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tăng huyết áp - Ảnh 2.

Huyết áp cao có thể xảy ra ở bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn. Nếu cha mẹ hoặc người thân ruột thịt của bạn từng bị tăng huyết áp, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này. Tuy nhiên, lựa chọn lối sống lành mạnh đã cho phép nhiều người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp có thể tự mình tránh được bệnh này.

Lầm tưởng 2: Tôi không sử dụng muối ăn, vì vậy tôi kiểm soát được lượng natri và huyết áp của mình.

Ở một số người, natri có thể làm tăng huyết áp. Nhưng việc kiểm soát natri không chỉ đơn thuần là gạt lọ muối sang một bên. Bạn cũng cần kiểm tra nhãn thực phẩm, vì có tới 75% natri mà chúng ta ăn hàng ngày ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn như nước sốt cà chua, súp, gia vị, thực phẩm đóng hộp và hỗn hợp chế biến sẵn. Khi mua thực phẩm chế biến sẵn, hãy đọc nhãn thành phần. Để ý các từ "soda""sodium" và ký hiệu "Na" , "Na+" trên nhãn. Những từ này cho thấy sản phẩm có chứa natri.

Lầm tưởng 3: Tôi sử dụng muối kosher hoặc muối biển khi nấu ăn thay vì muối ăn thông thường, vì có ít natri hơn.

Muối ăn là sự kết hợp của hai khoáng chất natri (Na) và clorua (Cl). Về mặt hóa học, muối kosher và muối biển giống như muối ăn (chứa 40% natri) và được tính như nhau vào tổng lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Cho nên, để giảm lượng Natri đưa vào, bạn nên giảm lượng muối ăn < 5g/ngày/người sẽ tốt hơn nhiều so với chỉ thay đổi loại muối khác.

Tăng huyết ap

Lầm tưởng 4: Tôi cảm thấy khỏe. Tôi không phải lo lắng về tăng huyết áp.

Tại Việt Nam,  có đến 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp.  Nhưng gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị và nhiều người trong số họ không biết hoặc không gặp các triệu chứng điển hình.

Tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Lầm tưởng 5: Những người bị huyết áp cao thường hồi hộp, đổ mồ hôi, khó ngủ và mặt đỏ bừng. Tôi không có những triệu chứng đó nên tôi khỏe.

Nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết. Đây là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng. Bạn có thể không biết rằng tăng huyết áp làm hỏng động mạch, tim và các cơ quan khác của cơ thể.

Hãy kiểm tra huyết áp để biết chính xác chỉ số huyết áp của bạn và không mắc sai lầm khi giả định bất kỳ triệu chứng cụ thể nào về tình trạng sức khỏe của bạn.

Lầm tưởng 6: Rượu vang tốt cho tim mạch, nên tôi có thể uống bao nhiêu tùy thích.

Nếu bạn uống rượu, kể cả rượu vang đỏ, hãy uống có chừng mực. Sử dụng rượu nhiều và thường xuyên có thể làm tăng huyết áp đột ngột, có thể gây suy tim, đột quỵ và tạo ra nhịp tim không đều.

Uống quá nhiều rượu có thể góp phần gây ra tăng mỡ máu, ung thư, béo phì, nghiện rượu, và tai nạn. Nếu bạn uống rượu, hãy hạn chế không quá 2 đơn vị cồn/ngày đối với nam giới và 1 đơn vị cồn/ngày đối với phụ nữ, và không uống quá 5 ngày/tuần.

Một đơn vị cồn tương đương 10g cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong bia hoặc rượu. Một đơn vị cồn tương đương ½ chai bia 500ml hoặc ¾  lon bia 330 ml (loại 5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5 %); 1 cốc bia hơi 330 ml (4%) hoặc 1 chén rượu mạnh 40 ml (30%.). [2]

Lầm tưởng 7: Tôi bị huyết áp cao và bác sĩ đã kiểm tra bệnh cho tôi. Nên tôi không cần phải kiểm tra ở nhà.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tăng huyết áp - Ảnh 4.

Cần thường xuyên theo dõi và ghi lại các chỉ số huyết áp tại nhà, ảnh: Internet

Vì huyết áp có thể dao động, việc theo dõi và ghi lại các chỉ số huyết áp tại nhà có thể cung cấp thông tin có giá trị để bác sĩ xác định xem bạn có thực sự bị tăng huyết áp hay không và liệu phác đồ điều trị có hiệu quả hay không. Điều quan trọng là phải đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày, buổi sáng và buổi tối, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.

Lầm tưởng 8: Tôi được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, nhưng các chỉ số huyết áp của tôi đã giảm, vì vậy tôi có thể ngừng dùng thuốc.

Tăng huyết áp có thể là một căn bệnh mạn tính suốt đời. Luôn tuân thủ theo toa thuốc một cách cẩn thận, ngay cả khi phải dùng thuốc mỗi ngày trong suốt phần đời còn lại. Bằng cách hợp tác với bác sĩ điều trị, bạn có thể đạt được mục tiêu điều trị thành công và tận hưởng những lợi ích của sức khỏe tốt hơn.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.

Những lầm tưởng phổ biến về bệnh tăng huyết áp - Ảnh 5.

Ảnh: ADCREW

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm (BKLN) thường gặp như huyết áp nằm trong chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Công ty Davipharm phối hợp thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát BKLN.

Thông qua chương trình Chăm sóc skhỏe Việt, Davipharm (thành viên của tập đoàn Adamed), là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt để có những thông tin hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu COVID-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.



PV
Ý kiến của bạn