Những khó khăn thường gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ

04-10-2023 06:31 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Phần lớn các vấn đề khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ có chung một nguyên nhân là do bà mẹ chưa biết cho trẻ trẻ bú đúng cách bao gồm cả tư thế cho con bú đến cách cho con ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên.

Lợi ích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹLợi ích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

SKĐS - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đến khi bé tròn 6 tháng tuổi và duy trì đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ là miềm vui, niềm mơ ước của nhiều bà mẹ khi được nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. Tuy vậy, cũng có không ít bà mẹ trẻ  gặp một số khó khăn khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn hay đồ uống nào khác kể cả nước lọc, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc.

Các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sang tháng thứ bảy, trẻ sẽ được cho ăn dặm bổ sung song song với bú mẹ. Các bà mẹ nên cho trẻ bú đến 18-24 tháng và không nên cai sữa trước 12 tháng.

Những khó khăn thường gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ - Ảnh 2.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn hay đồ uống nào khác kể cả nước lọc.

Sau đây là các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ

Áp xe vú

Áp xe vú do vi khuẩn gây ra, hay gặp nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu. Khi bị áp xe vú thường xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể người mẹ đột ngột sốt cao, đau đầu, mất ngủ; đau nhức sâu ở trong tuyến vú, đau tăng khi cử động cánh tay, vai; vú bị viêm to ra, hạch ở nách cùng bên sưng đau; da tại chỗ đau có thể bình thường hoặc nóng đỏ.

Khi tạo thành áp xe, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng lên với các biểu hiện như sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu, khát nước, da xanh, gầy sút nhanh; đau nhức sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai, cánh tay, khi cho con bú; vú sưng to, núm vú tụt; có thể có mủ chảy qua đầu núm vú.

Để phòng áp xe vú: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng vú trước và sau khi cho con bú. Tránh xây xát, rạn nứt đầu vú, tránh ứ đọng sữa. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nứt núm vú

Nguyên nhân thường gặp là do người mẹ cho con ngậm vú chưa đúng. Mẹ chỉ cho con ngậm đầu núm vú mà chưa ngậm hết quầng vú nên mỗi lần con bú núm vú bị kéo ra, co kéo lâu ngày gây nứt da xung quanh núm vú. Khi bị nứt núm vú người mẹ thường có cảm giác đau rát mỗi khi cho con bú, nhìn sẽ thấy xung quanh núm vú có những vết nứt, da tấy đỏ.

Nếu có biểu hiện nứt núm vú, người mẹ cần hạn chế cho trẻ bú bên vú bị nứt, dùng nước ấm pha với một ít muối (nhạt) để rửa vú, sau đó lau khô vú bằng khăn mềm. Đồng thời, cần thay đổi cách cho con bú: để trẻ ngậm bắt vú đúng, cằm trẻ phải tỳ vào vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, miệng ngậm hết quầng vú.

Nếu đau quá không cho con bú được người mẹ nên vắt sữa ra cốc cho trẻ bú và tiếp tục cho trẻ bú ở bên vú không đau.

Trước khi cho trẻ bú nên đắp khăn ấm lên vú và núm vú khoảng 3-5 phút, đồng thời xoa bóp vú để kích thích quá trình tiết sữa, nên vắt lượng ít sữa trước, làm cho quầng vú mềm rồi bắt đầu cho con bú. Cho bú bên núm vú bị tổn thương nhẹ trước, để giảm sức mút của trẻ đối với bên còn lại. Sau khi cho trẻ bú xong, để trẻ tự nhả vú ra, bôi sữa mẹ nên chỗ vú nứt sẽ giúp da mau lành.

Để không bị nứt núm vú:

Giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, thai phụ phải chú ý đến việc vệ sinh núm vú sạch sẽ. Mỗi ngày dùng nước sạch rửa núm vú và quầng vú, thường xuyên xoa bóp núm vú để tăng cường sức chống ma sát của da ở núm vú. Khi cho bú thì không dễ bị cắn rách. Thường xuyên thay áo lót, mặc áo ngực vừa vặn, phù hợp với kích cỡ ngực để tránh chà sát làm tổn thương da ở núm vú.

Phải tập thành thói quen cho trẻ bú đúng cách. Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì lúc này trẻ thường hay nhay, cắn vào đầu vú có thể gây tổn thương đầu vú làm vú bị viêm nhiễm. Trước và sau khi cho trẻ bú cần lấy nước ấm lau rửa đầu vú và xung quanh vú sạch sẽ. Cũng cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ, để tránh núm vú nhiễm khuẩn phát sinh hiện tượng nứt núm vú.

Nếu vú có biểu hiện sưng đau, nhức bầu vú, nứt núm vú,…  bà mẹ cần tạm thời ngừng cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vú và điều trị kịp thời.

Tắc ống dẫn sữa

Với những biểu hiện như bầu vú căng to hơn bình thường, người mẹ có cảm giác đau nhức bầu vú nhưng cho con bú hoặc vắt sữa đều không ra. Có thể làm cho người mẹ bị sốt, đau nhức dữ dội gây khó chịu.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa có thể là do ống dẫn sữa bị tắc. Tại vị trí bị tắc sẽ gây ra hiện tượng sữa vón thành từng cục mà khi dùng tay ta có thể cảm nhận được hoặc cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Để phòng ngừa tắc tia sữa, điều trước tiên cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ, các kẽ của bầu vú. Trước khi cho trẻ bú hoặc sau khi trẻ bú xong người mẹ cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ bằng cách dùng khăn mềm thấm nước ấm để lau rửa. Nếu đã bị tắc tia sữa có thể dùng biện pháp sau:

Có thể dùng nước nóng, khăn nóng để chườm. Tuy nhiên, nhiệt độ chườm chỉ vừa phải không quá nóng vì có thể gây bỏng cho người mẹ. Dưới tác dụng của việc chườm nóng sẽ giúp cho các cục sữa đông vón cục tan dần ra tạo điều kiện cho sữa lưu thông.

Cũng có thể dùng 2 bàn tay đè ép vào bầu vú, vừa đè ép vừa day sẽ giúp cho các cục sữa đông được tan ra nhưng việc đè ép và day chỉ ở mức độ vừa phải, không làm bà mẹ phải chịu đau quá sức của mình.

Trường hợp không đủ sữa, cần cho trẻ bú nhiều hơn, ăn thực phẩm lợi sữa, có tinh thần thoải mái và được gia đình động viên, hỗ trợ. Phòng tránh điều này bằng cách cho trẻ bú ngay sau sinh và bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.

Trường hợp bị nứt cổ gà, khắc phục bằng cách giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách, không bôi gì lên đầu vú, lấy giọt sữa mẹ xoa nhẹ lên núm ví và quầng vú; Nếu mẹ bị căng tức hoặc tắc tia sữa, hãy cho trẻ bú nhiều hơn cả ngày lẫn đêm, có thể vắt bớt sữa ra; Khi bị viêm tuyến vú, thấy có hiện tượng nổi cục, sưng nóng và sốt thì nên đến khám, tư vấn tại các cơ sở y tế.

Nếu núm vú bị phẳng, tụ thì kéo núm vú ra, cho trẻ lớn bú hoặc vắt sữa ra cho đỡ căng vú. Trong mọi trường hợp khó khăn, luôn luôn khuyên bà mẹ tiếp tục cho con bú nhiều hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Không cho trẻ bú bình vì nếu cho trẻ bú bình sẽ khiến trẻ không thích bú mẹ trở lại nữa

Không nên cho trẻ bú mỗi bên một chút bởi ong sữa mẹ có sữa đầu và sữa cuối: Sữa đầu là sữa đầu bữa bú, lượng nhiều, hơi trong xanh chứa nhiều nước, các chất dinh dưỡng: protein, đường, giúp trẻ đỡ khát. Sữa cuối là sữa cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa nhiều chất béo hơn và cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân, phát triển tốt.

Nếu trẻ bú mỗi bên một ít làm cho trẻ bú phần lớn sữa đầu, giúp trẻ đỡ khát chứ không giúp trẻ tăng cân, phát triển tốt. Do đó, cần cho trẻ bú hết một bên rồi mới chuyển bên khác giúp trẻ nhận được đầy đủ dưỡng chất trong cả 2 loại sữa.

Nuôi con bằng sữa mẹ để bảo vệ các bệnh nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạngNuôi con bằng sữa mẹ để bảo vệ các bệnh nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng

SKĐS - Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF), những tuyên bố gây hiểu lầm khi tiếp thị sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cả trên thế giới và ở Việt Nam đang làm suy yếu những nỗ lực trong việc thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Ngỡ ngàng trước cân nặng "khủng" của bé sơ sinh vừa chào đời | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn