Khoáng vật mới từ vũ trụ
Khi một thiên thạch rơi xuống miền Nam nước Nga vào năm 2018, các tay thợ tìm vàng đã tưởng nhầm nó là một thỏi vàng quý giá. Nhưng họ đã nhanh chóng thất vọng khi viên đá được đưa tới phòng thí nghiệm và các thử nghiệm cho thấy nó hoàn toàn không chứa vàng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã gặp phải một vấn đề đau đầu khi chọn tên cho loại khoáng vật mới. Mẩu thiên thạch chứa 98% kamacite, một hợp kim sắt-nickle chỉ liên kết với nhau trong vũ trụ. Khoáng vật, được gọi là uakitite, bổ sung thêm vào danh sách những khoáng chất đã biết khác.
Dưới kính hiển vi, uakitite có cấu trúc nhỏ hơn hạt cát 25 lần - quá nhỏ đến nỗi hầu hết các đặc tính của nó chưa được xác định. Khoáng vật bí ẩn này tương tự với các hợp chất khác trong vũ trụ như carlsbergite và osbornite.
Đây có thể là lần đầu tiên mà uakitite được tìm thấy trên Trái đất và thành phần của nó sẽ còn là một câu đố đối với khoa học. Mặc dù vậy, uakitite không phải là thứ bất thường duy nhất đến vào ngày hôm đó. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng thiên thạch được tạo ra từ nhiệt độ nóng chảy rất lớn, tới hơn 1.000 độ C.
Khoáng chất vũ trụ.
Miếng pho mát chết người
Khi các nhà khảo cổ mở một ngôi mộ cổ ở Ai Cập vào năm 2018, họ đã tìm thấy một thứ - có thể là miếng pho mát cổ nhất thế giới. Ngôi mộ thuộc về Ptahmes, thị trưởng của Memphis trong thế kỷ 13 TCN.
Khoảng 3.200 năm tuổi, miếng pho mát tìm thấy được bọc trong vải và được cất trong một chiếc vò. Các xét nghiệm cho thấy rằng nó được làm từ sữa cừu và dê, nhưng không ai có thể bôi nó lên bánh được nữa. Miếng phô mai đã bị nhiễm một vi khuẩn cổ đại chết người.
Bất cứ ai chế biến các sản phẩm sữa đều có thể khiến sản phẩm bị nhiễm khuẩn nếu không khử trùng sữa. Nếu có người Ai Cập nào ăn thử miếng pho mát này, họ có thể bị nhiễm bệnh brucella. Căn bệnh gây chết người lây lan từ động vật sang người nếu sữa không được khử trùng.
Một nghiên cứu về bức tranh trên tường của ngôi mộ cung cấp bằng chứng đầu tiên về một nghi ngờ cũ. Cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy người Ai Cập sử dụng pho mát trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, một số bức tranh của ngôi mộ đã cho thấy mọi người mời nhau pho mát.
Hình thức mới của ánh sáng
Nói theo kiểu khoa học, ánh sáng không đơn giản chỉ là ánh nắng ban ngày hay ánh đèn trong phòng ngủ. Ánh sáng có những màu sắc khác nhau và là một chùm tia quay trên trục riêng của nó. Điều này được gọi là động lượng góc và luôn được đo như một bội số nguyên của hằng số Planck.
Sau đó, các nhà khoa học đã tìm thấy ánh sáng phá vỡ những quy luật của hiện tượng xoáy. Phát hiện này hoàn toàn ngẫu nhiên.
Vào năm 2016, người ta đã thử nghiệm ánh sáng bằng cách bắn các chùm tia qua các tinh thể. Mục đích là tạo ra ánh sáng với cấu trúc xoắn ốc và tìm thấy một tập tính mới mà một ngày nào đó có thể đảm bảo truyền dẫn quang học tốt hơn.
Sau khi phân tích một chùm tia đặc biệt, các nhà khoa học đã choáng váng khi đo được động lượng góc của là một số thập phân. Hình thức ánh sáng mới này đã phá vỡ quan niệm trước đây của các nhà vật lý học.
Được ca ngợi là bước đột phá trong các lĩnh vực khoa học và vật lý, khám phá này chứng minh rằng ánh sáng vẫn có thể xuất hiện theo những cách kỳ lạ. Về mặt thực tế hơn, ánh sáng khác thường này được dự đoán sẽ giúp phát triển các cáp quang và kết nối internet có tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.
Miếng pho mát chết người.
Giọt nước tinh khiết nhất của trái đất
Vào năm 2018, các nhà nghiên cứu tự hỏi tại sao các hạt bụi phân tử lại hình thành trên những bề mặt tự làm sạch. Cụ thể là những bề mặt được phủ titan dioxid (TiO2). Manh mối duy nhất là không khí và nước phải chịu trách nhiệm phần nào.
Việc loại trừ nước như một nghi can là rất khó khăn. Chất lỏng cần thiết cho sự sống này không tồn tại ở dạng tinh khiết ở bất cứ đâu. Việc sử dụng nước không ô nhiễm là rất quan trọng vì các tạp chất có thể phá hỏng kết quả thí nghiệm. Vì nước tinh khiết không tồn tại, nên các nhà khoa học đã phải tạo ra một giọt nước sạch nhất trong lịch sử.
Một thiết bị được phát minh để lọc nước trong những điều kiện khắc nghiệt. Bên trong là chân không với một thanh treo trần. Buồng được làm lạnh đến -140 độ C (-220°F) trước khi hơi nước tinh khiết được phun vào buồng.
Một cục nước đá hình thành ở đầu thanh. Khi tan ra, giọt nước nguyên sơ sẽ rơi xuống bề mặt TiO2 bên dưới, bề mặt này sau đó không thấy màng phân tử. Hóa ra không khí mới là thủ phạm.
Các thí nghiệm bổ sung không tìm thấy những hợp chất liên quan đến nước trong bụi TiO2. Thay vào đó, có các axit được tạo ra bởi sự phát triển của cây. Rõ ràng là chúng trôi nổi trong không khí và rất có khả năng làm mờ một bề mặt tự làm sạch.