Châu Phi có thể nằm trên một nguồn nước ngầm lớn chưa được khai thác. Những tầng ngậm nước này giúp lục địa đen có thể canh tác nông nghiệp, giúp thoát khỏi nạn đói.
Thiết bị ngụy trang đã không còn là chuyện khoa học viễn tưởng. Lần đầu tiên, một vật thể đã có thể “tàng hình” dưới thiết bị radar. Đó là chiếc áo khoác “tàng hình”, không bị sóng microwave phát hiện do David Smith cùng đồng nghiệp Nathan Landy, Trường đại học Duke, Anh chế tạo ra. Thủ thuật là sử dụng chiếc áo ngụy trang có hình dạng một viên kim cương, với các vật dụng gập cẩn thận vào trong cạnh của viên kim cương, để đưa ánh sáng di chuyển hoàn hảo trong một khối trụ đường kính 7,5cm và cao 1cm.
Ở cách chúng ta 44 năm ánh sáng, có một hệ hành tinh gồm HD 40307 là một “mặt trời” màu cam có 6 hành tinh quay quanh. “Siêu trái đất” HD 40307g là vệ tinh thứ 6 đã được Mikko Tuomi, thuộc Trường đại học Hertfordshire, Anh và Guillem Anglada-Escude, Đại học Goettigen, Đức phát hiện ra trong năm nay. Cách hành tinh mẹ 90 triệu km (so với khoảng cách từ trái đất tới mặt trời là 150 triệu km) gợi ý trên hành tinh có sự sống. Khoảng cách đủ để quay quanh trục thay vì một mặt hướng về phía mặt trời như các hành tinh không có sự sống khác, giúp cho HD 40307 g có chu kỳ ngày và đêm giống trái đất, có thể có nước và sự sống tiến hóa. Hành tinh này to gấp 7 lần trái đất, một năm ở hành tinh này bằng 197,8 ngày trên trái đất.
Một loài ếch mới được cho là nhỏ nhất thế giới được phát hiện tại Papua New Guinea. Loài ếch có tên khoa học Paedophryne amanuensis chỉ lớn đến 7mm mà thôi.
LiLy (Theo BBC)