Những hoạt động hằng ngày giúp người bệnh cải thiện trí nhớ

13-07-2021 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Các hoạt động hằng ngày tại nhà có thể giúp ích cho người bị suy giảm nhận thức, giữ cho tinh thần tích cực, cung cấp cơ hội để giao tiếp và giữ vững các kỹ năng tinh thần và thể lực. Tuy nhiên cũng cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với thói quen hằng ngày của bệnh nhân.

Xây dựng sự thân quen

Các hoạt động hiệu quả nhất khi người bệnh đã có mối thích thú từ trước. Ví dụ, nếu họ thích làm vườn hoặc nấu ăn, họ sẽ thích tham gia các hoạt động đó

Hãy linh động

Hãy đề nghị người bệnh làm các công việc đơn giản. Ví dụ một người không thể làm bánh theo công thức thì vẫn có thể giúp đỡ bằng cách  yêu cầu họ trộn hỗn hợp; hoặc một người thích làm vườn có thể giúp đỡ cắt lá hoặc gieo hạt giống, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Nếu người đó có sở thích như vẽ tranh, sưu tầm tem hoặc đan len bạn có thể giúp họ chuẩn bị các phụ kiện để họ tiếp tục hoạt động theo sở thích  đó. Họ có thể làm không tốt như trong quá khứ. Nhưng  không nên phê bình hoặc sửa sai và theo dõi họ khi họ làm không thành công. Nếu mọi việc trở nên quá khó khăn, hãy cố gắng thay đổi hoạt động, ví dụ như giúp  bệnh nhân xem và sắp xếp lại các bức vẽ cũ trong bộ sưu tập; hoặc nhìn và nói chuyện về các mẫu đan len cũ mà họ còn giữ.

Một vài người có thể cần một vài chỉ dẫn ngắn (ví dụ: “cầm muỗng ở đây”, sau đó “bỏ vào cái tô”, sau đó “bạn có thể trộn hỗn hợp”)

Tập trung vào sự thích thú

Một hoạt động với kết quả cuối cùng có thể đem lại cảm giác thỏa mãn; ví dụ, một đám lá có thể xếp gọn lại và tạo một đóm lửa, hoặc nướng thành công chiếc bánh. Nhưng nếu bạn thấy người đó không thích thú với hành động, đừng bắt họ phải hoàn thành nó, bất kể đó là hành động họ thích trong quá khứ. Có thể sở thích của họ đã thay đổi. Kết quả cuối cùng có thể đem lại sự thỏa mãn nhưng sự thích thú với công việc mới là sự ưu tiên.

Tham gia công việc

Một người thường sẽ thích tham gia một việc nếu có bạn cùng tham gia một cách nhiệt tình. Năng lượng của bạn sẽ khuyết khích họ. Ví dụ như giải ô chữ, xếp hình nhiều trò chơi như chơi cờ hoặc domino. Họ có thể thích bạn đọc sách hoặc báo cho họ nghe, hoặc nhìn các thứ gợi nhớ kỷ niệm, như một chương trình bóng đá cũ. Bạn có thể cùng họ nghe nhạc hoặc xem phim. Nếu có những bộ phim, chương trình TV hoặc video cùng với sở thích của họ  ví dụ như, thế giới hoang dã, du lịch hoặc thể thao) điều này có thể đem đế sự thích thú và giúp họ giao tiếp nhiều hơn.

Albums kí ức

Một cách khác để giữ sự giao tiếp và hành động là tao nên một album kí ức của người đó; ví dụ, sử dụng hình ảnh, thiệp và các mẫu báo để cho họ thấy chính bản thân họ và các sự kiện ở những năm trước cuộc đời họ, cho đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể tiếp tục thêm vào đó; ví dụ, bạn có một dịp đặc biệt trong gia đình, hoặc một cuộc thăm hoặc nghỉ lễ mà người đó thích thú. Cùng nhau tạo nên một album có thể là một hoạt động thích thú cho cả bạn và người đó. Dãn nhãn các thứ trong album với chữ dễ đọc để người đó có thể xem lại nếu họ muốn. Bạn có thể nhận được những lời khuyên làm thế nào để tạo album ký ức từ các cơ quan từ thiện.

Kí ức có thể được kích thích từ những vật thân quen, như đồ trang sức hoặc đồ chơi, hoặc một thứ với mùi thơm; ví dụ như túi hoa oải hương. Bạn có thể sử dụng những thứ này để khơi gợi kí ức cũng như một cuốn album

Hoạt động với người khác

Các bệnh nhân sa sút trí tuệ và người chăm sóc thường thích tham gia các hoạt động địa phương, như Café Sa sút trí tuệ hoặc các nhóm hát hoặc nhóm làm vườn. Những hoạt động này cho họ cơ hội được nói chuyện với  những  người cùng cảnh ngộ.

Ths.Bs Nguyễn Tường Vy, Bệnh viện Chợ Rẫy


Ý kiến của bạn