Nước biển sâu là gì?
Việc tìm ra nước biển sâu là một phát hiện rất tình cờ, khi các nhà khoa học khai khoáng đang tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế dầu trong sản xuất điện. Nước biển sâu là tầng nước nằm trong vùng biển khơi trung, cách mặt nước biển khoảng từ 400m đến 700m. Ở tầng này, tia nắng mặt trời không chiếu xuống được nên thực vật khó có thể sinh tồn do quá trình quang hợp khó xảy ra.
Tuy mới chỉ được khai thác trong khoảng 40 năm trở lại đây, nhưng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc thì nước biển sâu đã trở thành một trong những thành phần chính, có mặt trong rất nhiều sản phẩm, từ lĩnh vực đồ uống như bia, rượu đến các mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…
Đặc biệt, nước biển sâu còn mang đến cho con người những phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Với thành phần giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, các nhà khoa học tin rằng, nước biển sâu mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người, như cải thiện các bệnh lý mũi xoang, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cũng như nhiều bệnh lây lan qua đường hô hấp khác.
Nước biển sâu rất tốt cho hệ hô hấp
Nước ta là một trong những khu vực có mức ô nhiễm không khí cao trên thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo đó, người dân thủ đô Hà Nội hiện đang phải hứng chịu mức độ ô nhiễm cao thứ hai Đông Nam Á. Trong khi đó, người dân TP.HCM cũng đang tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, được xếp thứ 5 trong khu vực. Do đó, đứng trước nhiều nguy cơ khó kiểm soát của ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe, thì nhiều chuyên gia tai mũi họng khuyến khích sử dụng dung dịch xịt mũi từ nước biển sâu nhằm bảo vệ hệ hô hấp của con người.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước biển sâu có cấu tạo tương tự các chất dịch trong da giúp khả năng hấp thụ vào cơ thể cao hơn nhiều so với nước thông thường. Đồng thời, nước biển sâu chứa hàm lượng khoáng chất cao gấp 20 đến 30 lần loại nước bình thường với hơn 60 loại nguyên tố vi lượng bao gồm đồng, nhôm, kẽm, bạc, chì, kali, mangan… Sự góp mặt một cách “dồi dào” của các thành phần này đã giúp nước biển sâu sở hữu hàng loạt công dụng đặc biệt, như sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, nhờ đó có thể ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang… và nhiều bệnh lây lan qua đường hô hấp khác. Chính vì lý do đó, nước biển sâu hiện đang được các nhà chuyên môn tin dùng như một giải pháp trong hỗ trợ hậu phẫu, các bệnh lý mũi xoang, các bệnh về đường hô hấp và lây lan qua đường hô hấp.
Quan sát ở nhiều người bị nghẹt mũi do tăng tiết, nước biển sâu có thể làm loãng và đào thải dịch tiết ra ngoài rất tốt. Ngoài ra, thời tiết khô hanh, cảm cúm hoặc với những người phải làm việc thường xuyên trong phòng máy lạnh, niêm mạc mũi dễ bị khô rát, khó chịu; thì nước biển sâu giúp phục hồi độ ẩm cho mũi rất hiệu quả, cũng như cải thiện những triệu chứng cảm cúm rất khả quan.
Vệ sinh mũi hằng ngày với nước biển sâu giúp ngăn ngừa bệnh hô hấp
Các chuyên gia Tai Mũi Họng khẳng định, vệ sinh mũi mỗi ngày bằng nước biển sâu vừa giúp sạch mũi lại vừa phòng ngừa được nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Tại các nước phát triển, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 99,3% các bác sĩ khuyến khích phụ huynh rửa mũi cho trẻ hằng ngày với nước biển sâu để hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp cho trẻ; và có đến 60,3% các bậc cha mẹ áp dụng việc này như một biện pháp dự phòng dù trẻ vẫn đang khỏe mạnh và không bị ốm. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên những đứa trẻ trong độ tuổi 6-10 đang bị cảm cúm cho thấy, việc kết hợp rửa mũi bằng nước biển sâu và uống thuốc điều trị giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng trong cơn cấp, cũng như hạn chế khả năng tái phát viêm mũi sau đó.
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, rửa mũi hằng ngày với dung dịch nước biển sâu có tác dụng tốt và hiện đang là biện pháp ưu tiên sử dụng cho trẻ để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các vấn đề hô hấp.
----
Nguồn tham khảo:
https://www.omicsonline.org/open-access/deep-sea-water-potential-of-vietnam-2169-0316-1000243-104384.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18209140
https://ijponline.biomedcentral.com/articles/10.1186/1824-7288-40-47