1. Tác dụng của các loại thuốc điều trị tăng huyết áp
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, phổ biến là:
Thuốc ức chế men chuyển ACE: Thuốc ức chế men chuyển (ACE) giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu. Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc này là ho khan kéo dài. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm nhức đầu, chóng mặt và phát ban.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin-2 (ARB): ARB hoạt động theo cách tương tự như chất ức chế ACE. Thuốc thường được chỉ định nếu thuốc ACE gây ra các tác dụng phụ. Các thuốc phổ biến là losartan, valsartan. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt, nhức đầu và các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm.
Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc chẹn kênh canxi giảm huyết áp bằng cách mở rộng mạch máu. Các thuốc phổ biến là amlodipine, felodipine và nifedipine... Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm nhức đầu, sưng mắt cá chân và táo bón.
Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách thải nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Chúng thường được sử dụng nếu thuốc chẹn kênh canxi gây ra các tác dụng phụ. Các thuốc phổ biến là indapamide và bentroflumethiazide .
Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt khi đứng lên, tăng cảm giác khát, đi vệ sinh thường xuyên và phát ban. Thuốc có thể gây hạ kali và natri khi sử dụng dài ngày.
Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta từng là một phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến, nhưng hiện nay có xu hướng chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Các thuốc phổ biến là atenolol và bisoprolol. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và tay chân lạnh.
2. Hướng dẫn chung khi dùng thuốc tăng huyết áp
Có nhiều sự lựa chọn khác nhau để điều trị tăng huyết áp nhưng không có loại thuốc nào là "tốt nhất". Thuốc hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác. Bởi mỗi cá nhân đều phản ứng khác nhau với các loại thuốc, và đôi khi phải mất thời gian để bác sĩ có thể tìm ra loại thuốc hoặc sự kết hợp của các loại thuốc và liều lượng phù hợp dựa trên tình trạng sức khoẻ, tiền sử bệnh và các loại thuốc khác đang dùng, để từ đó đề xuất phương pháp điều trị với từng người bệnh.
Người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc cao huyết áp trong suốt phần đời còn lại của mình. Vì vậy, cần lưu ý:
- Không nên tự ý ngừng thuốc: Việc tự ý ngừng sử dụng thuốc đột ngột hoặc thậm chí giảm liều lượng có thể gây nguy hiểm. Nếu muốn ngừng hoặc giảm thuốc, cần có ý kiến của bác sĩ để giảm dần liều lượng.
- Phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn: Nếu bỏ lỡ liều, thuốc sẽ không mang lại hiệu quả.
- Chú ý tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp có thể có tác dụng phụ, nhưng không phải ai cũng gặp phải. Nếu gặp phản ứng phụ, đừng ngừng dùng thuốc mà chưa trao đổi với bác sĩ. Tùy thuộc tình trạng phản ứng, bác sĩ sẽ có điều chỉnh tương ứng.
3. Làm gì để kiểm soát tăng huyết áp?
Việc quản lý tăng huyết áp là một cam kết suốt đời, vì vậy cần kiên trì điều trị. Cùng với đó việc thay đổi lối sống cũng giúp giữ huyết áp ở mức khoẻ mạnh.
Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp.
Giảm cân: Thừa cân, đặc biệt béo bụng, có liên quan đến việc tăng huyết áp.
Giảm lượng natri: Nên tiêu thụ ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã liên kết mức độ hấp thụ natri với huyết áp cao. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Tặng bằng khen của Thủ tướng cho 138 cá nhân xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19