ADHD thường xảy ra ở trẻ độ tuổi 6-12 tuổi và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học tập của trẻ tại trường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 yếu tố dưới đây có thể khiến trẻ dễ bị ADHD:
Rối loạn thị lực không được chữa trị
Trẻ bị những rối loạn ở mắt ảnh hưởng đến thị lực hoặc chuyển động mắt dễ bị ADHD hơn so với những trẻ có mắt khỏe mạnh. Một nghiên cứu được đăng trên tờ American Academy of Optometry chỉ ra rằng 15% trẻ bị rối loạn thị lực bị ADHD.
Chấn thương sọ não
Các nhà nghiên cứu cho biết những người có tiền sử bị chấn thương sọ não có nguy cơ gấp 2 lần bị các triệu chứng ADHD. Mặc dù ADHD bắt đầu từ thời thơ ấu nhưng vẫn có khả năng rối loạn này kéo dài đến khi trưởng thành.
Lạm dụng trẻ em
Những người bị ADHD cho biết họ từng bị lạm dụng thể chất khi còn nhỏ nhiều gấp 2 lần so với những người không bị ADHD.
Chế độ ăn nhiều chất béo
Những gì con bạn ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã liên hệ chế độ ăn nhiều chất béo với các triệu chứng ADHD như mất tập trung, tăng động, bốc đồng thời thơ ấu.
Sinh non
Do chưa phát triển đầy đủ, trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn lo âu và ADHD. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ trẻ sinh non bị ADHD ở thời thơ ấu hoặc thậm chí khi trưởng thành là rất thấp. Chỉ có 8/84 người lớn từng bị sinh non được chẩn đoán bị ADHD.
Stress trong thai kỳ
Kiểm soát chặt chẽ stress trong thai kỳ vì các nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa stress ở mẹ trước khi sinh với các rối loạn về phát triển hành vi thần kinh ở trẻ. Điều này có nghĩa con bạn dễ bị ADHD và thậm chí là tự kỷ.