Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm; sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư…đó là khi hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Nhưng còn rất nhiều điều bạn chưa biết về hệ thống phòng thủ của cơ thể mình.
Người không có hệ miễn dịch
Phơi năng làm tăng vitamin D cho trẻ.
Bộ phim Cậu bé trong lồng nhựa ( The Boy in the Plastic Bubble) kể về một cậu bé có hệ miễn dịch bị suy giảm và phải sống suốt cuộc đời mình trong một môi trường hoàn toàn vô trùng vì cơ thể của cậu không thể chống lại bệnh truyền nhiễm. Mặc dù đây chỉ là một bộ phim giả tưởng nhưng trên thực tế các bệnh ở hệ miễn dịch kết hợp với chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (SCID) hay còn gọi là căn bệnh “cậu bé lồng nhựa” là hoàn toàn có thật, tỉ lệ mắc là 1/100000.
Phương pháp cấy ghép tủy phù hợp của anh chị em ruột là cách chữa trị duy nhất cho căn bệnh này. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng liệu pháp gen cũng có tính khả thi cao.
Hệ miễn dịch cũng gây bệnh
Bạn thường nghe nói rằng vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân của các triệu chứng bệnh, nhưng điều này là không hoàn toàn chính xác. Triệu chứng bệnh đôi khi xảy ra do hệ miễn dịch của bạn chiến đấu lại với các vi sinh vật.
Ví dụ như khi bạn bị cảm lạnh thông thường, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu hành động khi rhinovirus xâm nhập vào tế bào biểu mô trong đường hô hấp trên của bạn. Các chất trong hệ miễn dịch được gọi là histamine làm giãn các mạch máu và tăng tính thấm của chúng, cho phép các protein và các tế bào máu trắng đi đến các biểu mô bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tình trạng viêm mạch máu trong khoang mũi sẽ gây ra nghẹt mũi. Ngoài ra, bạn có thể bị sổ mũi vì sự rò rỉ dịch lỏng tăng từ thấm mao mạch của bạn, kết hợp với chất nhầy được sản sinh thêm từ các amin histamine.
Trích máu để chữa bệnh
Trích máu để chữa bệnh.
Vào thế kỉ 19, các lý thuyết về mầm bệnh khẳng định rằng các vi sinh vật có khả năng gây ra một số bệnh trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trước khi công nhận các lý thuyết này, các nhà khoa học phương Tây từng giữ quan điểm rằng dịch lỏng trong cơ thể mới là các tác nhân gây bệnh trong suốt hơn 2000 năm.
Lý thuyết này cho rằng cơ thể con người gồm 4 loại dịch lỏng: máu, mật vàng, mật đen và đờm. Bất cứ sự thừa hoặc thiếu dịch lỏng đều có thể gây nên bệnh tật hoặc khuyết tật. Phương pháp chữa bệnh bằng cách trích máu để đào thải các chất độc hại là dựa trên cơ sở tái tạo cân bằng dịch lỏng trong cơ thể rất phổ biến trong thời gian dài.
Con người biết đến hệ miễn dịch từ khi nào?
Loại vắc xin bảo vệ hệ miễn dịch bắt đầu được phát triển từ cuối thế kỉ 18, tuy nhiên con người đã nhận ra tầm quan trọng của miễn dịch từ rất lâu trước đó.
Khi bệnh dịch đậu mùa hoành hành ở Athens vào năm 430 trước Công nguyên, người Hy Lạp nhận ra rằng những người đã sống sót sau dịch bệnh đậu mùa không mắc lại nữa. Người ta bắt đầu có khái niệm về hệ miễn dịch.
Trong thế kỷ thứ 10, các thầy thuốc ở Trung Quốc bắt đầu thổi vảy đậu mùa vào mũi của bệnh nhân khỏe mạnh, những người sau đó mắc một dạng nhẹ của bệnh - và khi các bệnh nhân phục hồi họ trở nên miễn nhiễm với bệnh đậu mùa. Thực hành này, được gọi là variolation bắt đầu phổ biến ở châu Âu và New England trong những năm 1700.
Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc thiếu ngủ gây ức chế khả năng kháng bệnh của hệ miễn dịch, chẳng hạn như bằng cách giảm sự gia tăng của các tế bào được gọi là tế bào T một trong ba loại lymphocyte trong hệ bạch huyết. Thậm chí chỉ một đêm thiếu ngủ cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch do số lượng các tế bào giết tự nhiên sẽ giảm.
Một nghiên cứu năm 2012 được đăng tải trên tạp chí SLEEP đã chỉ ra rằng vắc xin sẽ kém hiệu quả hơn với những người ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi tối so với những người thường ngủ đủ giấc (7-8 tiếng), nguyên nhân là do thiếu ngủ làm suy yếu khả năng phản ứng của hệ miễn dịch.
Các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ
Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch với chức năng bảo vệ chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở một số người, vì nhiều lý do khác nhau, hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoạt động chức năng và mất khả năng phân biệt lạ - quen, quay ra tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, từ đó sinh ra các bệnh lý tự miễn dịch (TMD). Nhóm bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể, gặp nhiều nhất là hệ thống mô liên kết (như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), hệ thần kinh (như bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa dây thần kinh, bệnh nhược cơ), hệ nội tiết (viêm tuyến giáp tự miễn, bệnh basedow, tiểu đường type 1), hệ thống cơ khớp (viêm da cơ, viêm đa khớp dạng thấp), hệ tiêu hoá (viêm gan tự miễn, bệnh Crohn), các tế bào máu (tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu), ngoài da (bệnh Pemphigus, vảy nến) và hệ thống mạch máu (viêm động mạch thái dương, viêm mao mạch dị ứng…). Bệnh TMD ảnh hưởng đến khoảng 5-8% dân số Mĩ, trong số đó 78% là phụ nữ.
Vi khuẩn đường ruột là chìa khóa để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh
Bạn có biết rằng chỉ khoảng 10% số tế bào trong cơ thể thực sự thuộc về bạn? Số lượng chính xác các tế bào sống trong đường ruột nhiều hơn khoảng 9 lần số tế bào trong cơ thể con người. Như vậy, chúng ta chỉ có 10% con người còn 90% là ‘chất thải”. 90% ‘chất thải’ này là những nhóm vi khuẩn sống trong ruột. Chúng không chỉ quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người mà còn cần thiết để con người tồn tại.Trong đường tiêu hóa, những vi khuẩn này thường có lợi , giúp tiêu hóa và tổng hợp vitamin B và K. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột của chúng ta giúp hệ thống miễn dịch và cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách khác nhau .
Theo giáo sư chuyên ngành dạ dày–ruột Timothy Florin từ Đại học Queensland và Bệnh viện Mater tại Brisbane, ngoài hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các thành phần như chất xơ, hệ vi sinh vật trong ruột còn bảo vệ con người chống sự xâm nhập của các mầm bệnh như Clostridium difficile, Salmonella và Shigella có thể gây bệnh nghiêm trọng, đôi khi nguy hiểm tới tính mạng.
Ánh sáng mặt trời và hệ miễn dịch
Vitamin D hay còn gọi là Vitamin mặt trời là một loại vitamin khá đặc biệt so với những loại khác. Ngoài khả năng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa canxi, Vitamin D còn có vai trò mới đối với hệ miễn dịch. Theo đó, Vitamin D đóng vai trò kiểm soát và điều phối gần 1000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch cũng khám phá ra rằng, Vitamin D giúp hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ của cơ thể bằng cách trang bị “vũ khí” cho các tế bào T - loại tế bào có nhiệm vụ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp chúng hoạt động hiệu quả.
Bạch cầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong máu
Hệ thống miễn dịch liên tục làm việc để bảo vệ bạn khỏi bệnh và chống nhiễm trùng bạn đã có, vì vậy bạn có thể mong đợi rằng binh sĩ của hệ thống - các tế bào máu trắng - sẽ chiếm một phần lớn trong máu của bạn.
Hệ miễn dịch liên tục làm việc để bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và nhiễm trùng vì vậy có thể bạn sẽ mong đợi rằng cơ thể bạn sẽ chứa nhiều binh sĩ dũng cảm của hệ thống – các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên trên thực tế, bạch cầu chỉ chiếm 1% trong 5 lít máu của cơ thể người. Nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà lo lằng, dù chỉ có 1% bạch cầu nhưng cơ thể bạn vẫn được bảo vệ tốt bởi lẽ trong mỗi đơn vị máu sẽ có từ 5000 đến 10000 tế bào bạch cầu.
Vắc xin đầu tiên được khám phá ra thế nào?
Vắc xin chữa đậu mùa do Edward Jenner phát minh ra vào năm 1796. Trong một lần đến 1 nông trại ông đã nhận thấy những nông dân từng bị nhiễm nhẹ bệnh đậu bò thì không bị mắc đậu mùa nữa. Vậy giữa hai bệnh này có gì liên quan đến nhau? Ông lấy vết vẩy mụn bệnh Đậu Bò trên tay Sarah - một công nhân vắt sữa "cấy"nhẹ vào da một cậu bé có tên là James Phipps. Sau nhiều tuần, ông lấy hẳn chất dịch mụn nguy hiểm trên da của người mắc bệnh Đậu mùa "cấy" lại vào James Phipps, và điều kỳ diệu đã diễn ra: James Phipps chỉ bị sốt nhẹ, rồi sau vài ngày hoàn toàn khỏi bệnh Đậu mùa, không để lại một biến chứng gì khác thường. Năm 1798, Jenner lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu của mình trong bài viết: “An Inquiry into the Causes and Effects of the Cow Pox”. Sau khi công bố, vắc xin phòng bệnh đậu mùa của ông đã dần được sử dụng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Nhờ Jenner, bệnh đậu mùa, một căn bệnh tàn phá khủng khiếp với loài người trong nhiều thế kỷ trước, đặc biệt ở Châu Âu, cướp đi sinh mạng hàng triệu người trong thời kỳ đó đã được xóa bỏ.
Đồng thời, thực nghiệm ông đã trở thành nền tảng cho một nguyên tắc chế loại thuốc phòng bệnh được gọi chung là"Vắc xin", một vũ khí lợi hại - một cuộc cách mạng của con người chủ động phòng chống dịch bệnh cho người và động vật.
Minh Huệ (Tổng hợp theo Wikipedia, Health, LS)