Chủ quan với các triệu chứng nhỏ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn (ảnh minh hoạ)
Sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại nước ta, bệnh có thể hoành hành quanh năm, nhưng bùng phát thành dịch lớn và diễn biến phức tạp nhất có lẽ vào mùa mưa – mùa sinh sản cao điểm của muỗi.
Muỗi vằn là nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết
Vi-rút Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi, từ đó truyền bệnh cho người (ảnh minh hoạ)
Sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây nên. Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm vi-rút Dengue, sau đó vi-rút này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.
Triệu chứng sốt xuất huyết thường thấy ở người bệnh
Thể bệnh nhẹ:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Có thể có nổi mẩn, xung huyết ở lỗ chân lông.
Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo:
- Xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đại tiện ra phân đen.
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người rũ rượi, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp),… nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nổi ban đỏ là dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết (ảnh minh hoạ)
Những điều cần tránh khi đang mắc phải sốt xuất huyết
Bên cạnh việc phòng ngừa dịch bệnh, công tác chữa trị cho người bệnh cũng cần được quan tâm và tuân thủ các bước nghiêm túc. Nhờ đó, người bệnh mới hồi phục nhanh chóng, tránh được những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế lây lan cho những người xung quanh.
Để người bệnh được điều trị thuận lợi và mau hồi phục, tuyệt đối tránh làm những điều sau đây:
Hạ sốt dồn dập
Lo lắng khi thấy người bệnh sốt cao nên người nhà thường muốn giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, vì là bệnh do vi-rút nên nhiệt độ sau khi hạ xong lại tiếp tục tăng trở lại.
Trong quá trình điều trị cần tránh thực hiện các biện pháp hạ sốt cấp tốc vì sẽ có nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
Ra nơi có gió to, tắm nước lạnh
Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và kéo dài vài ngày. Bệnh nhân cần ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm. vì nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong.
Sử dụng phương pháp dân gian để chữa bệnh
Không tự ý cạo gió, giác hơi cho người bệnh (ảnh minh hoạ)
Cạo gió, xông hơi hoặc những phương pháp dân gian, truyền miệng,… đều chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong thực tiễn. Vì vậy, không nên tùy tiện áp dụng các biện pháp trên đối với người bệnh để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho cả gia đình
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh, do đó mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:
- Giữ vệ sinh nơi sinh sống, diệt lăng quăng.
- Mặc quần áo dài tay.
- Ngủ trong màn tránh muỗi đốt kể cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết.
- Đặc biệt, sử dụng các sản phẩm chống muỗi khiến muỗi tránh xa là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ mọi thành viên trong gia đình.
Bệnh sốt xuất huyết một khi đã hoành hành sẽ rất khó để kiểm soát. Gia đình nên có những biện pháp phòng tránh để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Sản phẩm chống muỗi Remos an toàn cho cả người lớn và trẻ em
Từ năm 2011 đến nay, nhãn hàng Remos thuộc công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã phối hợp với Trung Tâm Y Tế tổ chức chiến dịch "Remos - Bảo vệ gia đình khỏi mọi vấn đề do muỗi" nhằm tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng phòng chống các dịch bệnh liên quan đến muỗi và côn trùng. Năm nay, chiến dịch sẽ tiếp tục được phát động tại 32 tỉnh thành trên cả nước. Sản phẩm chống muỗi Remos hiện có bán tại các nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm và Lazada. Hãy cùng Remos chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhé! |