Những điều cần chú ý khi trẻ tiêm vaccin phối hợp

12-08-2010 3:08 PM | Tin nóng y tế

Bất kỳ trẻ nào sinh ra cũng cần được chủng ngừa bệnh. Đây được coi như bức tường thành đầu tiên để trẻ chống chọi trước bệnh tật khi cơ thể còn quá non yếu.

Bất kỳ trẻ nào sinh ra cũng cần được chủng ngừa bệnh. Đây được coi như bức tường thành đầu tiên để trẻ chống chọi trước bệnh tật khi cơ thể còn quá non yếu. Sau mỗi lần tiêm chủng trẻ có thể có một số dấu hiệu khác thường như sốt, quấy khóc... khiến cha mẹ lo lắng nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể trẻ đã có những phản ứng tích cực với vaccin được chủng ngừa. Khi tiêm vaccin phối hợp DPT- VGB- Hib, trẻ cũng có thể xuất hiện những biểu hiện này. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ vượt qua?

Trước khi trẻ được tiêm chủng Hib

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng tại cơ sở y tế, cha mẹ trẻ cần mang theo phiếu (hoặc sổ) tiêm chủng để biết chính xác lần này trẻ được tiêm loại vaccin nào. Trẻ cũng cần được khám phân loại trước khi tiêm, xem xét tiền sử bệnh tật của trẻ, đặc biệt là những phản ứng liên quan tới liều vaccin đã tiêm trước hoặc bất kỳ loại vaccin nào. Trẻ sẽ không được tiêm vaccin Hib nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nặng đối với liều đã tiêm trước đó hoặc có phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Bên cạnh đó, những trẻ bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính cũng sẽ được hoãn tiêm.

 Tiêm vaccin là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ.

Sau khi trẻ được chủng ngừa Hib

Vaccin phối hợp DPT- VGB- Hib cũng giống như các loại vaccin khác, khi tiêm cũng có thể xảy ra những phản ứng bất thường không mong muốn. Những phản ứng nhẹ như đau hoặc sưng tấy tại chỗ, trẻ quấy khóc, sốt... có thể tự khỏi trong vòng 1 ngày, không cần xử trí gì. Tuy nhiên, khi trẻ có các biểu hiện này thì các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước (cho bú khi trẻ khát), chườm mát khi trẻ sốt và chú ý đến trẻ nhiều hơn nhằm phát hiện sớm những biểu hiện nặng hơn. Sau khi được tiêm vaccin, cha mẹ không nên đưa trẻ về nhà ngay mà cần để trẻ được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 1 ngày (24 giờ) sau tiêm chủng tại nhà. Ngoài ra, nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ. Trẻ cần được theo dõi sát sao nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, tím tái, bú ít, sốt cao, quấy khóc kéo dài... trẻ cần được đưa ngay tới cơ sở y tế.

Chương trình Tiêm chủng  mở rộng - Viện Vệ sinh dịch tễ  Trung ương


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ: HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN Y TẾ 63 TỈNH, THÀNH