Những điều cần biết về vaccine giúp phòng và điều trị ung thư

16-12-2022 14:00 | Vaccine

SKĐS - Vaccine giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Bên cạnh các vaccine giúp ngăn ngừa các bệnh thông thường, còn có vaccine ngăn ngừa ung thư và vaccine điều trị ung thư...

1. Vaccine ung thư là gì?

Vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Kể từ khi vaccine đầu tiên được phát triển cách đây hơn 200 năm, đã ngăn ngừa được một số căn bệnh nguy hiểm nhất và giúp cứu sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Đối với các bệnh do virus gây ra (ví dụ như bệnh sởi, bại liệt và đậu mùa) và vi khuẩn (ví dụ như bệnh bạch hầu, uốn ván và bệnh lao), vaccine hoạt động bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với phiên bản bị suy yếu hoặc bất hoạt của mầm bệnh. Điều này cho phép hệ thống miễn dịch xác định các mối đe dọa này theo các dấu hiệu cụ thể được gọi là "kháng nguyên" và tăng cường phản ứng chống lại chúng.

Vaccine nào giúp ngăn ngừa ung thư? - Ảnh 1.

Ung thư phức tạp gây khó khăn cho việc phát triển vaccine để ngăn ngừa hoặc điều trị.


Vaccine ung thư là một dạng liệu pháp miễn dịch có thể giúp 'giáo dục' hệ thống miễn dịch về hình dạng của các tế bào ung thư để nó có thể nhận ra và loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, trong trường hợp ung thư, phức tạp hơn, đã gây khó khăn hơn cho việc phát triển vaccine để ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư. Đặc biệt, không giống như vi khuẩn và virus, có vẻ "lạ" với hệ thống miễn dịch của chúng ta, các tế bào ung thư gần giống với các tế bào khỏe mạnh bình thường.

Hơn nữa, khối u của mỗi cá nhân theo một nghĩa nào đó là duy nhất và có các kháng nguyên phân biệt riêng. Do đó, các phương pháp tiếp cận để phát triển vaccine ung thư hiệu quả phức tạp hơn rất nhiều.

‎2. Virus gây ung thư như thế nào?

Virus là những sinh vật rất nhỏ tạo thành từ một số lượng nhỏ gen ở dạng DNA hoặc RNA được bao bọc bởi lớp vỏ protein. Virus phải xâm nhập vào một tế bào sống và chiếm lấy bộ máy của tế bào để sinh sản và nhân bản.

Một số virus làm điều này bằng cách chèn DNA (hoặc RNA) của chính chúng vào tế bào chủ. Khi DNA hoặc RNA ảnh hưởng đến gen của tế bào chủ, nó có thể đẩy tế bào trở thành ung thư. Gần 20 % các ca ung thư trên toàn thế giới là do virus gây ra.

Các loại virus gây ung thư bao gồm:

  • Virus Human papillomavirus (HPV) gây ung thư cổ tử cung.
  • Virus Epstein-Barr gây u lympho Hodgkin.
  • Virus lympho T ở người gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người lớn.
  • Virus đa u tế bào Merkel gây ung thư biểu mô tế bào Merkel.
  • Virus viêm gan B gây ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Virus viêm gan C gây ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Virus HIV: HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch cho phép một số loại virus khác như HPV, phát triển mạnh và có thể dẫn đến ung thư.

Những bệnh ung thư do virus gây ra là những mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ, ung thư biểu mô tế bào gan giết chết khoảng 800.000 người mỗi năm, khiến nó trở thành bệnh ung thư gây tử vong thứ ba trên toàn cầu.

Ung thư cổ tử cung (HPV) cũng nguy hiểm tương tự. Ung thư cổ tử cung giết chết khoảng 311.000 người mỗi năm trên toàn thế giới, khiến nó trở thành căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở phụ nữ cho đến thời điểm gần đây.

3. Vaccine phòng ngừa ung thư

Nhiễm virus là nguyên nhân gây ra sự phát triển của một số bệnh ung thư và vaccine phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ.

Có 2 loại vaccine ngừa ung thư được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận:

- Vaccine HPV: Vaccine bảo vệ chống lại virus gây u nhú ở người (HPV). Virus này nếu tồn tại lâu trong cơ thể sẽ gây ra một số loại ung thư. FDA đã phê duyệt vaccine HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục.

HPV cũng có thể gây ra các bệnh ung thư khác mà FDA chưa phê duyệt vaccine, như ung thư miệng.

Vaccine nào giúp ngăn ngừa ung thư? - Ảnh 3.

Vaccine HPV được phê duyệt để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Vaccine HPV hiện đã được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, an toàn với các tác dụng phụ rất nhẹ, được khuyến khích cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi. Tác dụng bảo vệ của vaccine kéo dài hơn 10 năm và có các mũi tiêm nhắc lại.

- Vaccine viêm gan B: Bảo vệ chống lại virus viêm gan B (HBV) có thể gây ung thư gan. Vaccine viêm gan B được giới thiệu vào năm 1986 và đã được công nhận là vaccine chống ung thư đầu tiên. Kể từ đó, hơn một tỷ người trên toàn thế giới đã được tiêm chủng. Vaccine viêm gan B đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

4. Có vaccine điều trị ung thư?

Có những loại vaccine điều trị ung thư được gọi là vaccine điều trị hoặc vaccine trị liệu còn gọi là liệu pháp miễn dịch. Chúng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh ung thư.

Các bác sĩ tiêm vaccine điều trị cho những người đã bị ung thư. Các loại vaccine điều trị khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau, có thể bao gồm:

  • Giữ cho ung thư không tái phát.
  • Tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi điều trị kết thúc.
  • Ngăn khối u phát triển hoặc lan rộng và di căn.

5. Vaccine điều trị ung thư hoạt động như thế nào?

Kháng nguyên, được tìm thấy trên bề mặt tế bào, là những chất mà cơ thể cho là có hại. Hệ thống miễn dịch tấn công các kháng nguyên và trong hầu hết các trường hợp, loại bỏ chúng. Điều này để lại cho hệ thống miễn dịch một "bộ nhớ" giúp nó chống lại các kháng nguyên đó trong tương lai.

Vaccine điều trị ung thư tăng cường khả năng tìm và tiêu diệt các kháng nguyên của hệ thống miễn dịch. Thông thường, các tế bào ung thư có một số phân tử gọi là kháng nguyên đặc hiệu ung thư trên bề mặt của chúng mà các tế bào khỏe mạnh không có. Khi một loại vaccine cung cấp các phân tử này, các phân tử này sẽ hoạt động như các kháng nguyên. Chúng ra lệnh cho hệ thống miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư có các phân tử này trên bề mặt của chúng.

Hầu hết các loại vaccine ung thư chỉ được cung cấp thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Vào năm 2010, FDA đã phê duyệt sipuleucel-T là một liệu pháp miễn dịch tế bào cá nhân (provenge) cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn. Sipuleucel-T được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân thông qua một loạt các bước:

- Các tế bào bạch cầu được loại bỏ khỏi máu của người bệnh. Các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

- Các tế bào bạch cầu được thay đổi trong phòng thí nghiệm để nhắm mục tiêu các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

- Tiếp theo, bác sĩ đưa các tế bào đã thay đổi trở lại cơ thể người bệnh thông qua tĩnh mạch. Điều này tương tự như truyền máu. Những tế bào biến đổi này dạy hệ thống miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Một loại vaccine khác sử dụng một loại vi khuẩn đã được làm yếu đi có tên là Bacillus Calmette-Guérin (BCG) được tiêm vào cơ thể. Loại vi khuẩn bị suy yếu này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu.

6. Những thách thức của việc sử dụng vaccine điều trị ung thư

Tạo ra vaccine điều trị hiệu quả ung thư là một thách thức vì:

  • Tế bào ung thư ức chế hệ thống miễn dịch: Đây là cách ung thư có thể bắt đầu và phát triển ngay từ đầu. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng tá dược trong vacicne để cố gắng khắc phục vấn đề này. Chất bổ trợ là một chất được thêm vào vaccine để cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể.
  • Các tế bào ung thư bắt đầu từ các tế bào khỏe mạnh của một người: Kết quả là, các tế bào ung thư có thể không "có vẻ" gây hại cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch có thể bỏ qua các tế bào thay vì tìm và chống lại chúng.
  • Những bệnh ung thư làm hệ thống miễn dịch yếu: Cơ thể có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi họ được tiêm vaccine. Điều đó giới hạn hiệu quả của vaccine. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh. Điều này giới hạn mức độ cơ thể có thể đáp ứng với vaccine.

Vì những lý do này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, vaccine điều trị ung thư có thể hoạt động tốt hơn đối với các khối u nhỏ hơn hoặc ung thư ở giai đoạn đầu.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Từ 2026: Sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí | SKĐS


Ths. Nguyễn Mạnh Hùng
Ý kiến của bạn