Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi ngoài, ngoài ra có chảy máy trực tràng. Nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, chúng là hai vấn đề khác nhau.
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn là do táo bón. Tuy nhiên, không có nguyên nhân rõ ràng đằng sau tình trạng này vì trên thực tế lâm sàng có nhiều bệnh nhân không bị táo bón. Nguyên nhân gây ra các vết nứt hoặc rách ở niêm mạc hậu môn chủ yếu do khối phân cứng.
Những thực phẩm chế biến sẵn cùng với những thực phẩm có lượng chất béo trans cao có thể gây nên tình trạng này. Ngoài ra, thiếu vận động, ăn ít chất xơ và những thay đổi lối sống khác khiến cho nhiều người bị nứt kẽ hậu môn.
Khi nào cần điều trị?
Những người thuộc mọi độ tuổi đều có thể bị nứt kẽ hậu môn. Thông thường, những vết nứt hậu môn có xu hướng tự lành trong vòng 2-3 tuần nếu bạn thay đổi chế độ ăn và bổ sung nhiều chất xơ hơn. Cùng với đó, bác sĩ tiêu hóa sẽ kê cho bạn gel bôi tại chỗ hoặc thuốc mỡ giảm đau cùng với thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng. Khi được điều trị, bạn cũng được khuyên ngồi ngâm vùng hậu môn trong chậu nước ấm pha với thuốc tím hoặc dung dịch iod povidon ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp giảm đau tạm thời.
Tuy nhiên, nếu đã được điều trị mà các triệu chứng không giảm, bạn cần phải phẫu thuật. Chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật
Dưới đây là những lựa chọn phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn:
Nong hậu môn
Phẫu thuật này ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chit hẹp và được thực hiện với gây mê. Trong thủ thuật, hậu môn được nong ra dần dần bằng panh hậu môn. Bạn có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật này sau khi thăn trực tràng nếu bị nứt kẽ hậu môn mạn tính với các triệu chứng tái phát.
Cắt cơ vòng hậu môn
Trong thủ thuật này, một vết rạch được tạo ra ở cơ vòng hậu môn để nowuis lỏng vết nứt hoặc rách, nhờ đó làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn, cho phép vết thường liền dần sau phẫu thuật. Trong thủ thuật này, chức năng sinh lý chung được chỉnh sửa.
Thủ thuật STARR
Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn, bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ định kỹ thuật cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn (STARR). Trong thủ thuật này, kẹp phẫu thuật được sử dụng để cắt mô thừa trong trực tràng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn thủ thuật này, cần nhớ rằng có một số biến chứng sau thủ thuật STARR như chảy máu, đại tiện không kiểm soát, lỗ rò và các triệu chứng khác. Hãy trao đổi với bác sĩ về các ưu khuyết điểm và tham khảo ý kiến khác nữa nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật để điều trị nứt kẽ hậu môn.