1. Những người có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung chủ yếu được tìm thấy ở phụ nữ trẻ, nhưng không liên quan đến chủng tộc hoặc xã hội. Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở khoảng 10% dân số nữ nói chung (Ozkan S, 2008); với những phụ nữ có triệu chứng đau vùng chậu, vô sinh, hoặc cả hai, tần suất lạc nội mạc tử cung là 35 -50%. Khoảng 25 đến 50% phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung, và 30 - 50% phụ nữ có lạc nội mạc tử cung bị vô sinh (Adamson GD, 2010).
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý mãn tính với tỉ lệ tái phát cao. Sau đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tiền sử gia đình có người bị lạc nội mạc tử cung
- Cấu trúc đường sinh dục bất thường và tắc nghẽn hành kinh
- Có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi, có nhiều kinh, kinh kéo dài, chu kỳ kinh ngắn (dưới 27 ngày)
- Người chưa sinh đẻ, hiếm muộn, sinh ít con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sinh nhiều con.
2. Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung bằng cách nào?
Lạc nội mạc tử cung thường bị chẩn đoán muộn. Chậm trễ trong chẩn đoán có thể dẫn đến những hệ quả bất lợi cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng của người bệnh và áp dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:
Hình ảnh: Hình ảnh có vai trò quan trọng trong khảo sát lạc nội mạc tử cung. Siêu âm thang xám là khảo sát tiêu chuẩn. Các phương pháp bao gồm: Siêu âm Doppler, siêu âm qua đường âm đạo, cộng hưởng từ…
Chỉ tố sinh học (biomarker): Một số chỉ tố sinh học thay đổi rõ rệt trong tình trạng lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, nhưng không có chứng cứ để sử dụng các chỉ tố sinh học này trong chẩn đoán xác định.
Mô bệnh học: Gần như đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung là các tình trạng lành tính. Tần suất tuyệt đối của ác tính gặp trong lạc nội mạc tử cung ở mọi dạng là thấp. Tuy nhiên, so với các trường hợp không có lạc nội mạc tử cung, khả năng có bệnh lý ác tính là cao hơn.
Phẫu thuật, đánh giá giai đoạn: Các bác sĩ lâm sàng có thể cân nhắc việc thực hiện nội soi ổ bụng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý mãn tính với tỉ lệ tái phát cao.
Bệnh lạc nội mạc tử cung cần được chẩn đoán phân biệt đau do:
- Bệnh lý viêm vùng chậu mãn tính, dính vùng chậu, rối loạn tiêu hóa và những nguyên nhân khác của đau vùng chậu mãn tính.
- Bệnh nhân đau bụng kinh nên phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.
- Bệnh nhân giao hợp đau chẩn đoán phân biệt bệnh viêm vùng chậu mãn, u nang buồng trứng và triệu chứng tử cung ngả sau.
- Đau bụng đột ngột như thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu cấp, xoắn phần phụ và vỡ nang hoàng thể hoặc nang buồng trứng.
3. Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh không?
Khoảng 30-40% bệnh nhân vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây dính các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt là buồng trứng và vòi trứng, cản trở quá trình thụ thai. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể làm cho tử cung trở nên cứng đồng thời thay đổi môi trường niêm mạc tử cung, gây khó thụ thai.
Trong một số trường hợp khi khối lạc nội mạc tử cung lớn ở buồng trứng, nó có thể chèn ép, làm hỏng nang trứng và giảm số lượng trứng. Việc điều trị các khối lạc nội mạc có thể giúp giải phóng buồng trứng, tạo điều kiện cho nang trứng phát triển và tăng cơ hội có thai tự nhiên hoặc thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.
4. Lạc nội mạc tử cung có liên quan đến mãn kinh không?
Lạc nội mạc tử cung liên quan đến hormone estrogen. Khi phụ nữ mãn kinh, lượng estrogen giảm xuống, do đó các tổn thương lạc nội mạc tử cung thường sẽ hết. Tuy nhiên, đối với những khối lạc nội mạc tử cung lớn đã tồn tại từ trước mãn kinh, có thể cần thời gian dài để chúng biến mất hoàn toàn. Trong trường hợp khối u quá lớn, người bệnh vẫn nên đi khám vì đã có trường hợp vỡ khối lạc nội mạc tử cung.

Khoảng 30-40% bệnh nhân vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung.
5. Địa chỉ thăm khám và điều trị lạc nội mạc tử cung
Nếu gặp bất thường về chu kỳ kinh nguyệt hay gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản, người bệnh có thể đến thăm khám tại chuyên khoa sản phụ khoa ở các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và đưa ra một số chỉ định xét nghiệm. Chi phí khám và điều trị giãn ống dẫn sữa phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và phương pháp điều trị. Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám và điều trị giãn ống dẫn sữa tại Hà Nội:
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Địa chỉ: Số 929 - Đường La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội; Số 38, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Số 10, Đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Địa chỉ: Số 1 Triệu Quốc Đạt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa Phụ sản - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ:78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.