Hà Nội

Những điều cần biết về hiến tạng và chăm sóc sau hiến tạng

15-08-2016 08:29 | Y học 360
google news

SKĐS - Hiến tạng là một trong những nghĩa cử cao đẹp nhất con người có thể thực hiện. Nhưng xung quanh vấn đề này vẫn còn những điều nhiều người chưa hiểu rõ.

Dưới đây là những điều cần biết về hiến tạng và cách chăm sóc người hiến tạng và nhận tạng.

1. Những bộ phận cơ thể có thể được hiến

Các tạng và mô chính của cơ thể có thể được hiến gồm tim, thận, phổi, tụy, gan, ruột, giác mạc, da, gân, xương và van tim.

2. Không có giới hạn về tuổi đối với người hiến tạng

Không có giới hạn về tuổi của người hiến tạng, bất cứ ai cũng có thể hiến tạng. Điều duy nhất người hiến cần đáp ứng là các tiêu chí y tế. Bác sĩ cần kiểm tra và đưa ra xác nhận nếu các tạng và mô phù hợp với việc cấy ghép.

3. Các tạng cần ở trong điều kiện sức khỏe tốt

Để hiến bất cứ tạng nào, các tạng được hiến cần đảm bảo sức khỏe và hoàn toàn phù hợp. Các bác sĩ cần kiểm tra kĩ trước khi chấp thuận lấy tạng.

4. Thủ tục hiến tạng

Nếu bạn đã sẵn sàng hiến tạng một cách tự nguyện và nhận được sự đồng ý của gia đình, tất cả những việc cần làm là đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

5. Các trường hợp hiến tạng

Trong trường hợp một người bị tai nạn dẫn đến chết não và nếu các thành viên gia đình đồng ý, các tạng có thể được đưa ra khỏi người chết não và hiến tặng. Trong trường hợp khác, với những người có cả hai thận bị tổn hại, một thành viên trong gia đình hoặc người thân có thể tặng một quả thận cho họ…

Sau phẫu thuật hiến tạng, người hiến tạng cần lưu ý những điều sau:

Tránh tập thể dục quá mức như nâng vật nặng sau phẫu thuật.

Kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra  huyết áp 3 tháng/lần trong 1 năm sau phẫu thuật.

Qua thời gian 1 năm, người hiến tạng nên kiểm tra thường xuyên 1 lần/1 năm.

Sau phẫu thuật, người nhận tạng cần lưu ý những điều sau:

Với người nhận tạng, chăm sóc thích hợp sau khi phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với một cơ quan từ bên ngoài và do vậy bệnh nhân cần dùng các thuốc rất mạnh.

Hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với tạng mới và không dễ chấp nhận nó. Do vậy bệnh nhân cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Những thuốc này rất mạnh và làm tăng độ nhạy với nhiễm  trùng ở bệnh nhân.

Trong vài tháng đầu tiên, cần tránh những khu vực đông người để tránh nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh nhân không nên ăn thực phẩm bên ngoài ít nhất cho tới khi cơ thể thích nghi với cơ quan mới. Mức độ sẽ giảm dần trong vòng 1 năm.

Người bệnh nên kiểm tra thường xuyên:

  • 2 lần/tuần trong 3 tháng đầu,
  • 1 lần/tuần trong 3 tháng tiếp theo,
  • 1 lần/2 tuần trong 3 tháng tiếp theo,
  • 1 lần/tháng trong 3 tháng tiếp theo,
  • 1 lần/3 tháng trong suốt cuộc đời.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của ghép tạng là tư vấn. Không chỉ người cho hoặc người nhận cần được tư vấn về nguy cơ của ghép tạng mà gia đình của bệnh nhân cũng cần được biết những điều này.

 

 

 

 


BS Thu Vân
Ý kiến của bạn