Theo TS Swati Garekar, Chuyên gia Tim mạch Nhi khoa, Bệnh viện Fortis ở Mumbai, Ấn Độ, trên thế giới có khoảng 1.200 ca ghép tim mỗi năm. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ cần ghép tim là suy tim. Phần lớn các trường hợp suy tim có thể được điều trị bằng cách điều trị những nguyên nhân sâu xa như một lỗ hổng trong tim hoặc các vấn đề khác trong cấu trúc tim khi sinh ra.
Hiếm khi suy tim xảy ra không rõ nguyên nhân hoặc không thể điều trị. Suy tim tiến triển và cơ tim bị giãn.
Khi bị tình trạng này, tim của trẻ 2 tuổi có kích cỡ tương đương tim của người lớn. Trẻ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi trong các hoạt động thường ngày. Trẻ cần tới bệnh viện thường xuyên do các triệu chứng như chân và mặt sưng, bụng lồi ra hoặc đơn giản là mệt mỏi.
Các thuốc đường uống trẻ dùng không giúp kiểm soát các triệu chứng. Có hai loại thuốc tiêm tĩnh mạch có thể giúp ích một thời gian. Thời điểm này, trẻ có nhiều nguy cơ tử vong do suy tim tiến triển, TS Garekar cho biết.
Trong những trường hợp này, ghép tim là một lựa chọn khả thi cho trẻ. Bệnh nhi phải thực hiện xét nghiệm máu ban đầu và các xét nghiệm khác để xác định xem trẻ có phù hợp để ghép tim hay không. Trẻ cũng không được có những bệnh đồng mắc nghiêm trọng (đặc biệt là bệnh phổi).
Khi đã hoàn thành các xét nghiệm, tên của bệnh nhân sau đó được đưa vào danh sách chờ ghép tim. Theo Garekar, nếu có nhiều hơn 2 đứa trẻ phù hợp với tim hiến tặng, trẻ yếu hơn sẽ được nhận tim.
Những khó khăn trẻ phải đối mặt sau khi ghép tim
Sau khi được ghép tim, trẻ được tiêm thuốc ức chế miễn dịch để cơ thể không từ chối tim mới. Sau đó trẻ vẫn cần dùng liều thấp hơn loại thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.
Những thử thách đầu tiên trong giai đoạn hậu phẫu là cơ thể từ chối tim, áp lực phổi cao và nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ có thể được xuất hiện vào ngày thứ 10 sau phẫu thuật nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Gia đình trẻ phải tuân thủ một danh sách những việc nên và không nên thực hiện tại nhà. Nguyên tắc cơ bản là trẻ nên tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, dùng thuốc được kê đơn đầy đủ và kiểm tra theo dõi thường xuyên.
Ba tháng đầu tiên rất quan trọng. Sau đó trẻ cần thăm khám định kỳ. Năm đầu tiên là năm có nhiều nguy cơ. Nếu năm đầu tiên sau ghép tim thuận lợi, gia đình trẻ và các bác sĩ có thể tạm yên tâm.
Tỷ lệ thành công sau ghép tim ở trẻ em
Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu trẻ sau khi được ghép tim và xem tình trạng của chúng có tốt hơn những người lớn được ghép tim hay không. Dữ liệu chỉ ra rằng trong số 100 trẻ em được ghéo tim, 85 trẻ sống và ổn định sau 1 năm. 45 trẻ sống sau 20 năm. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ghép tim thành công sống lâu hơn 20 năm. Ghép tim mang lại cho trẻ cơ hội sống hạnh phúc, khỏe mạnh trong những năm sau này.