Những điều cần biết về công tác khám bệnh, chữa bệnh từ xa

10-12-2023 19:02 | Y tế

SKĐS - Quy định về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa là một trong những nội dung mới bổ sung tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua ngày 3/2/2023.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnhNguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh

SKĐS - Cả người hành nghề y và người bệnh đều cần tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong quá trình kê đơn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc.

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, hoạt động khám chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Luật cũng quy định rõ ràng về việc người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

Trong khi đó, đối với trường hợp hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người hành nghề trực tiếp thực hiện công tác thăm khám, điều trị tại cơ sở được hỗ trợ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình.

Ngoài ra, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau.

Những điều cần biết về công tác khám bệnh, chữa bệnh từ xa- Ảnh 2.

Khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa thì người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

Ngay cả khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa thì người hành nghề cũng phải đảm bảo thực hiện tốt công tác hội chẩn.

Cụ thể, việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có diễn biến xấu đi. Kết quả hội chẩn phải được thể hiện bằng văn bản và được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án.

Trên cơ sở kết quả hội chẩn, người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh đưa ra quyết định chẩn đoán, điều trị phù hợp cho người bệnh.

Thế nào là hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động?

Theo Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe do cơ sở khám chữa bệnh cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh được ghi trong giấy phép hoạt động.

Ngoài ra, các hoạt động khám chữa bệnh tại nhà, khám tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hay khám nhân đạo cũng đều thuộc hoạt động khám chữa bệnh lưu động.

Những điều cần biết về công tác khám bệnh, chữa bệnh từ xa- Ảnh 3.

Khám sàng lọc lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Lai Châu.

Để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động thì cơ sở khám chữa bệnh cần có đủ người hành nghề, thiết bị y tế, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lưu động.

Bên cạnh đó, hoạt động khám chữa bệnh lưu động cần có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động (trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý).

Một số trường hợp bắt buộc chữa bệnh:

Theo đó, những người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và những người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản thuộc diện bắt buộc chữa bệnh.

Xem thêm video được quan tâm:

Bộ Y Tế yêu cầu xử lý nghiêm đối với tất cả các đơn vị, cá nhân liên quan trực tiếp thực hiện hoặc để xảy ra hiện tượng "cò" xếp lốt khám bệnh.



Thành Long
Ý kiến của bạn