Hà Nội

Những điều cần biết về chứng mất ngủ ở người già và cách chữa mất ngủ

22-04-2024 19:59 | Y học 360

SKĐS - Mất ngủ kéo dài là một trong những chứng bệnh rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở người già. Có khoảng 48% người già mắc chứng bệnh này.

Tất cả mọi người đều đôi lúc có những đêm khó ngủ, tuy nhiên thường xuyên mất ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Khi ta già đi, điều này có thể phát triển thành một vấn đề lớn.

Chứng mất ngủ kéo dài là gì?

Một người mắc chứng mất ngủ kéo dài sẽ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn bị buồn ngủ ban ngày và ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày.

Vì sao người già khó ngủ? | Phòng khám Bình Minh

Người già mắc chứng mất ngủ kéo dài sẽ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Ảnh minh họa

Những thay đổi về giấc ngủ có thể xảy ra khi lão hóa

Khi ta già đi, cơ thể ta sẽ xảy ra rất nhiều sự thay đổi. Một số trong đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng ngủ cũng như thói quen ngủ của ta. Những khó khăn về giấc ngủ phổ biển nhất ở người già bao gồm:

  • Dậy sớm.
  • Cảm thấy mệt mỏi vào lúc tối.
  • Tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ.
  • Mất ngủ.
  • Khi cơ thể già đi, nó sẽ không thể xử lý hệ thống ngủ - tỉnh tốt như trước nữa. Điều này là do những thay đổi trong hormone. Ví dụ, những người già thường tiết ra ít đi hormone Melatonin. Điều này quan trọng bởi vì Melatonin giúp điều phối giấc ngủ. Khi ta thiếu đi hormone này thì giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chu kỳ ngủ của người già cũng bị ảnh hưởng. Một chu kỳ ngủ sẽ được chia ra làm 4 giai đoạn: 2 giai đoạn ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) "nhẹ" và một giai đoạn ngủ không chuyển động mắt nhanh "nặng", cuối cùng là giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) trước khi giấc ngủ lại bắt đầu chu kỳ mới.

Người già thường sẽ dành ít thời gian ở giai đoạn NREM "nặng". Điều này khiến họ dễ tỉnh giấc khi đang ngủ và làm kiệt sức vào ngày hôm sau. Nhiều người miêu tả đó là cảm giác cho dù họ ngủ bao nhiêu nữa cũng không cảm thấy được nghỉ ngơi, khiến cho họ lờ đờ và mệt mỏi vào ban ngày.

Các triệu chứng của mất ngủ kéo dài

Bên cạnh việc ngủ "nhẹ" hơn, thông thường ta cũng sẽ muốn ngủ sớm và dậy sớm khi ta già đi. Bạn cũng có thể muốn ngủ nhiều hơn ban đêm và ngủ chia giấc vào ban ngày.

Thông thường, các trường hợp đó là bình thường và không phải là điều gì nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn gặp những triệu chứng dưới đây thường xuyên, bạn có thể đang bị mắc chứng mất ngủ kéo dài:

  • Gặp khó khăn khi ngủ kể cả khi mệt mỏi
  • Gặp khó khăn khi ngủ sau khi tỉnh giấc
  • Không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ
  • Cảm thấy khó chịu hoặc buồn ngủ vào ban ngày
  • Gặp khó khăn trong việc giữ tỉnh táo khi ngồi yên như khi xem TV và lái xe
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung vào ban ngày
  • Phải phụ thuộc vào đồ uống có cồn hoặc thuốc để ngủ
  • Gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc
Vượt qua chứng mất ngủ và ngủ ngon hơn ở người cao tuổi

Người già nên dậy vào một giờ cố định và tránh không ngủ những giấc nhỏ ban ngày. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

Có nhiều tác nhân có thể gây ra chứng mất ngủ kéo dài ở người già:

  • Những thay đổi bình thường về thói quen ngủ gây ra bởi lão hóa.
  • Thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa huyết áp cao hoặc giảm nghẽn mũi.
  • Các bệnh lý về giấc ngủ khác như chứng ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không nghỉ.
  • Các bệnh lý khác như sa sút trí tuệ, Alzheimer, đau kinh niên, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan tới hô hấp.
  • Các bệnh tâm lý, bao gồm trầm cảm và lo âu.
  • Thói quen sinh hoạt, như ngủ các giấc nhỏ hay thiếu sinh hoạt hằng ngày.
  • Tiêu thụ caffein hoặc đồ uống có cồn trước khi ngủ.
  • Hút thuốc, đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Bị stress kinh niên hoặc căng thẳng trong một khoảng thời gian kéo dài.

Các cách điều trị mất ngủ kéo dài

  • Một trong những điều đầu tiên bác sĩ có thể khuyên đó là tạo một môi trường yên bình và chào đón nhất có thể trong phòng ngủ của bạn. Nếu lý tưởng, phòng của bạn nên tối, yên tĩnh và có nhiệt độ phù hợp.
  • Bạn chỉ nên dùng giường của mình để ngủ. Tránh sử dụng điện thoại, làm việc, chơi game hay xem Tivi ở trên giường ngủ. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn làm các việc sau đây để cải thiện giấc ngủ.
  • Tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tránh sử dụng tobacco và caffein.
  • Tập chỉ nằm lên giường khi bạn mệt mỏi. Nằm ở trên giường khi thức giấc có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu như bạn nằm trên giường 20 phút mà vẫn chưa buồn ngủ thì bạn nên làm gì đó ở chỗ khác cho tới khi bạn thấy mệt mỏi.
  • Dậy vào một giờ cố định và tránh không ngủ những giấc nhỏ ban ngày. Viết nhật ký ngủ. Ghi lại thời gian khi bạn ngủ và thức dậy, mất bao lâu để bạn rơi vào giấc ngủ và các thông tin quan trọng khác. Dựa trên những gì bạn ghi lại, bác sĩ có thể điều chỉnh thời gian ở trên giường của bạn cho tới khi giấc ngủ của bạn cải thiện. Khi nào thời gian ngủ của bạn chiếm 90% thời gian trên giường thì bạn có thể bắt đầu đi ngủ sớm hơn.

Nếu như các biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc việc kê thuốc giúp cải thiện giấc ngủ.

Lựa chọn thuốc ngủ hợp lý cho người già yêu cầu rất nhiều sự cân nhắc và cẩn thận. Một số loại thuốc có thể gây phụ thuộc về vật lý và nguy cơ bỏ thuốc. Bạn nên nói chuyện với một bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc chữa mất ngủ kéo dài nào.

Người cao tuổi cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?Người cao tuổi cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

SKĐS - Người cao tuổi thường gặp vấn đề về giấc ngủ, mất ngủ. Nhiều người thường thắc mắc vậy người cao tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ, ngủ nhiều quá có tốt không?

Hoàng Anh
Ý kiến của bạn