Năm 2013, Philippines đã đệ đơn khiếu nại sau khi Trung Quốc chiếm một rạn san hô có diện tích khoảng 225km từ bờ biển Philippines. Manila tố cáo Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể: cản trở hoạt động ngư nghiệp, gây nguy hiểm cho tàu thuyền và không bảo vệ môi trường biển quanh rạn san hô còn được gọi là Bãi Cạn. Philippines muốn tiến xa hơn, đề nghị Tòa án Quốc tế bác bỏ tuyên bố “chủ quyền” của Trung Quốc đối với vùng biển trong “đường 9 đoạn” xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc. Đường 9 đoạn (lưỡi bò) lấn hơn 90% Biển Đông, rất quan trọng đối với giao thương toàn cầu và giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm dầu mỏ.
Có hình chữ U, đường 9 đoạn là cốt lõi tuyên bố của Trung Quốc đồng thời là tâm điểm của tranh chấp/tranh cãi. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ được vẽ ra bởi chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) năm 1947 và sau đó được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa “thừa kế” vào năm 1949. Tuy nhiên, không phải Trung Hoa Dân quốc hay Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc có quyền kiểm soát toàn bộ khu vực, bình luận này được nêu trên Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng có trụ sở tòa soạn tại Hong Kong, Trung Quốc vào ngày 10-7.
Đường 9 đoạn mà Trung Quốc "vẽ" ra và tuyên bố có chủ quyền chiếm đến 90% Biển Đông
Tờ báo nổi tiếng Hong Kong nêu rõ: “Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ bên trong đường 9 đoạn và trong một số trường hợp riêng lẻ có nhắc đến nó để đòi “quyền lịch sử biển” mơ hồ. Tuy nhiên, Trung Qốc chưa bao giờ có thể làm rõ ý nghĩa pháp đường đó trong điều kiện pháp lý hoặc những quyền lợi mong muốn trong đó".
Manila tố cáo Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế vì nạo vét cát để xây dựng đảo nhân tạo bên ngoài một số rạn san hô trên Biển Đông, bao gồm 1 đảo mà quốc gia Đông Nam Á tuyên bố nằm trong vùng biển của mình. Philippines đệ đơn khiếu nại căn cứ theo Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc đưa ra những quy tắc về việc sử dụng đại dương trên toàn thế giới. Hiệp ước có hiệu từ năm 1994 và được thông qua bởi Trung Quốc, Philippines và Liên minh châu Âu cũng như 165 quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc đã tẩy chay Tòa trọng tài Quốc tế được thành lập để xét xử vụ kiện.Bắc Kinh tuyên bố hội đồng gồm 5 thẩm phán và một số chuyên gia pháp lý không có thẩm quyền vì chủ quyền đối với rạn san hô, đảo đá và đảo trên Biển Đông có sự tranh chấp. Bắc Kinh đưa ra lập luận : Nếu bạn không biết hạt đất, hạt cát thuộc về những quốc gia nào, bạn không thể sử dụng hiệp ước này để vẽ ra vùng lãnh thổ và kinh tế trong vùng biển quanh những quốc gia đó. Và tòa án này không thể quyết định những hạt cát, hạt đất đó thuộc về ai, bởi vì Luật Biển chỉ giải quyết tranh chấp hàng hải, chứ không phải tranh chấp lãnh thổ.
Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp ngoài Biển Đông, có đảo chống lấn vào cả vùng biển của Philipines
Kể từ khi bị kiện, Trung Quốc đã tiến hành hoạt động nạo vét lớn để chuyển đối những rạn san hô thành đảo nhân tạo vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế và ASEAN. Tòa trọng tài có thể tuyên bố những công trình đó bất hợp pháp hoặc có thể để câu hỏi chưa được giải quyết. Dù kết quả ra sao, phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết sẽ được xem như một phép thử đối với quốc gia “tiếp bước” Philippines. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ “không chấp nhận, công nhận và thi hành” quyết định.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ Philippines về vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển, cho biết quyền lịch sử chỉ có thể áp dụng cho vịnh hoặc vùng nước ven biển khác. Tuy nhiên, Mỹ chưa phê chuẩn hiệp ước. Nhưng Mỹ, một cường quốc quân sự có thể sử dụng các đạo luật cần thiết cho hoạt động tuần tra hải quân, tạo lập đồng minh mới và ủng hộ những đồng minh cũ, đặc biệt tập hợp dư luận quốc tế chống lại hành vi của Bắc Kinh.
Manila cho biết “đường 9 đoạn” vượt quá giới hạn địa lý và quy định thuộc quyền hàng hải theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), chẳng hạn như vùng lãnh hải, Đặc quyền kinh tế (EEZ) và như vậy đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có giá trị pháp lý. Phán quyết sắp tới sẽ là lần đầu tiên Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết đối với bất kỳ dạng tranh chấp tương tự. Quyết định có thể tạo ra một tiền lệ hoặc thiết lập những nguyên tắc cơ sở để giảm bớt căng thẳng. Nó cũng có thể làm thay đổi động cơ chính trị trong khu vực, kiềm chế một số quốc gia đang làm cho tình hình phức tạp thêm.