Trong đó, có đưa ra 5 điểm mới hướng dẫn về thực hiện xét nghiệm để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
1. Không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, trừ trường hợp:
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch)
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3: chỉ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ.
2. Những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi:
- Có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Thuộc diện cách ly y tế hoặc theo dõi y tế;
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa ổ dịch).
3. Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ
- Các trường hợp có một trong các triệu chứng như: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, khó thở, mất vị giác và khứu giác,….
- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ:
+ Cơ quan y tế thực hiện xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người (cơ sở khám, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…)
+ Các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người… (lái xe, xe ôm, shipper,…)
- Cơ sở sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao.
4. Xét nghiệm để xử lý ổ dịch
- Địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm phù hợp tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch.
5. Xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp tầm soát, sàng lọc, định kỳ
Yêu cầu về xét nghiệm tại hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh, đồng thời cũng tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong quyết định xét nghiệm phù hợp để xử lý ổ dịch.