Chỉ trích
Chỉ trích và góp ý xây dựng hay nhận xét chân tình để đối phương tiến bộ là khác nhau. Chỉ trích chỉ để thỏa mãn sự tức tối, cái tôi của người nói. Chỉ trích không hướng đến người nghe mà chỉ thể hiện tư tưởng “bá quyền”, muốn lái người khác theo ý mình, sự áp đặt và thiếu thiện chí.
Vì thế, người bị chỉ trích sẽ không thể thay đổi gì ngoài thái độ, tình cảm đối với bạn. Hãy tưởng tượng nếu phải sống chung với một người suốt ngày khiến cho bạn cảm thấy mình là người kém cỏi, thiếu sót, vô vọng để vươn lên thì ai sẽ muốn duy trì sự khó chịu đó? Người có thói quen chỉ trích người khác sẽ rất khó khăn trong bất cứ vai trò nào dù làm bạn, đồng nghiệp, vợ/chồng càng thất bại.
Khinh thường
Khinh thường là dấu hiệu đầu tiên của việc thiếu tôn trọng. Sự khinh thường được biểu hiện qua những bình luận nhằm hạ bệ, “dìm hang”, mỉa mai người khác hoặc lời xúc phạm trực tiếp.
Khinh thường cấp độ nhẹ xảy ra khi chưa hiểu rõ điố phương nhưng đã đánh giá thấp họ qua vẻ bề ngoài, nhìn nhận cảm tính. Người hay coi thường người khác dễ bị “lầm to”.
Khi đã thân thiết hơn và trải qua một thời gian bên nhau, nếu cảm giác này vẫn còn có nghĩa là nó xuất phát từ sự chán ghét, thất vọng và coi thường đối phương vì những thiếu hụt của họ, không đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi tinh thần , vật chất của một trong hai.
Khi xuất hiện trạng thái này ở những cặp đôi vốn đã từng rất si mê nhau, cơ hội để hàn gắn lại tình cảm gần như bằng 0.
Phòng thủ
Chối bỏ trách nhiệm, tìm cách bào chữa, đánh phủ đầu người khác trước khi họ kịp phê bình bạn…lối sống phòng thủ đã lên đến mức báo động.
Thái độ cố chấp này sẽ khiến đối phương chán nản, bất mãn vì cho rằng người kia đang coi mình là kẻ ngốc, hoặc cần đánh giá lại sự thật lòng, chân phương, không tính toán mà trước đây cô ta/anh ta thể hiện với mình.
Khi giữa hai người hình thành một bức tưởng và một trong hai đối xử với người kia bằng sự đề phòng, sợ “thiệt thân” thì sự thân thiết giữa hai người chẳng bao lâu nữa sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Từ chối giao tiếp
Đó là khi một người từ chối giải quyết vấn đề bằng cách không buồn phản ứng, im lặng hoàn toàn, né tránh, không biểu lộ cảm xúc và mặc kệ người còn lại. Mọi chuyện rơi vào bế tắc.
Nếu bạn là người có xu hướng “lơ” và “lỉnh” mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn thì bạn sẽ khiến người ở gần mình thường xuyên bị ức chế và các mối quan hệ, do không được giải quyết vướng mắc, đi vào ngõ cụt.
Nếu không muốn hoặc không biết nói gì, chỉ cần ngồi nghe và chú ý đến những gì người khác muốn nói. Chỉ có trao đổi mới giúp con người hiểu nhau hơn và giữ gìn được mối quan hệ lâu dài. Đặc biệt, khi có rắc rối, trao đổi là cách tốt nhất để thoát ra.