Bệnh lậu chủ yếu nằm ở khu vực ẩm ướt, ấm áp của cơ thể như niệu đạo, mắt, họng, âm đạo, hậu môn, ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cung. Bệnh lậu có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ, nhưng đặc biệt phổ biến ở độ tuổi từ 15 đến 24.
1. Bệnh lậu lây truyền như thế nào?
Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua âm đạo, hậu môn, miệng, họng, cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh.
Sử dụng bao cao su hoặc phương pháp phòng bệnh khác khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền hoặc mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu. Tuy nhiên, cần lưu ý các phương pháp phòng bệnh không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn rủi ro nếu không sử dụng đúng cách.
Nếu đã từng mắc bệnh lậu trước đó, sẽ có nguy cơ mắc lại bệnh cao hơn. Bệnh lậu không được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
2. Triệu chứng của bệnh lậu
Không phải lúc nào cũng nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu mắc bệnh lậu. Ngay cả khi một người mang mầm bệnh không có triệu chứng vẫn có thể truyền bệnh lậu. Thậm chí có nhiều khả năng truyền bệnh cho đối tác khi không có bất kỳ triệu chứng nào, vì không biết bản thân bị nhiễm trùng.
Bệnh lậu ở nam giới: Có thể phát triển các triệu chứng đáng chú ý của bệnh lậu trong vòng 20 - 30 ngày sau khi tiếp xúc. Nghĩa là có thể mất vài tuần để các triệu chứng xuất hiện, thậm chí có người không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Các triệu chứng có thể bao gồm: Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu có thể là triệu chứng đầu tiên nhận thấy. Đi tiểu nhiều, liên tục, dịch tiết giống như dạng mủ chảy ra từ dương, dịch tiết có thể có màu vàng, trắng, be hoặc hơi xanh, đổi màu và sưng ở lỗ dương vật, sưng hoặc đau tinh hoàn, ngứa và đau ở hậu môn, chảy máu hoặc tiết dịch trực tràng, đau khi đi tiêu.
Bệnh lậu ở phụ nữ: Nhiều phụ nữ không phát triển bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lậu. Các triệu chứng gặp phải có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong khoảng từ một ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Những triệu chứng thường khá nhẹ, có thể trông rất giống với các triệu chứng của nấm âm đạo hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, khiến khó nhận ra hơn.
Các triệu chứng có thể bao gồm: tiết dịch âm đạo dạng nước, dạng kem hoặc hơi xanh; đau hoặc rát khi đi tiểu, muốn đi tiểu thường xuyên hơn, đau khi quan hệ tình dục thâm nhập âm đạo, đau nhói ở vùng bụng dưới, ngứa và đau ở hậu môn, chảy máu hoặc tiết dịch trực tràng, đi tiêu đau.
Các triệu chứng bệnh lậu khác
Bệnh lậu cũng có thể ảnh hưởng đến miệng và cổ họng khiến họng đau họng dai dẳng, viêm và đỏ trong cổ họng, sưng hạch ở cổ, bệnh lậu cũng có thể gây sốt.
Hiếm khi, bệnh lậu có thể lây lan sang mắt nhưng bệnh vẫn thường xảy ra nếu chạm vào bộ phận sinh dục hoặc vị trí nhiễm trùng, sau đó chạm vào mắt trước khi rửa tay.
Các triệu chứng của viêm kết mạc do lậu cầu, hoặc bệnh lậu ở mắt, có thể bao gồm đau mắt, kích ứng và đau, sưng ở mí mắt, viêm mắt và đỏ, có chất nhầy màu trắng hoặc vàng xung quanh mắt.
3. Xét nghiệm bệnh lậu
Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lậu như sau:
Kiểm tra nước tiểu: Thông thường, xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện bệnh lậu.
Lấy mẫu kiểm tra: Bác sĩ có thể lấy mẫu trên dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng để xét nghiệm, mất vài ngày để có kết quả.
Kiểm tra máu: Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lậu.
4. Biến chứng của bệnh lậu
Nếu là phụ nữ, có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng lâu dài của bệnh lậu nếu không được điều trị.
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không được điều trị như lậu và chlamydia có thể di chuyển vào đường sinh sản và ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là bệnh viêm vùng chậu, có thể gây đau dữ dội, mạn tính và tổn thương cơ quan sinh sản.
Một biến chứng khác có thể xảy ra như bị chặn hoặc để lại sẹo ở ống dẫn trứng, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn, gây thai ngoài tử cung, xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Bệnh lậu cũng có thể truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.
Nếu là nam giới, bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến sẹo niệu đạo, áp xe đau bên trong dương vật, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, viêm mào tinh hoàn, hoặc viêm ống dẫn tinh dịch gần tinh hoàn.
Nhiễm trùng không được điều trị cũng có thể lây lan vào máu và có thể gây ra các biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như viêm khớp và tổn thương van tim.
5. Điều trị bệnh lậu
Nếu nghĩ rằng mình có thể mắc bệnh lậu hoặc đối tác có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu, cần được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị.
Thuốc kháng sinh hiện đại có thể chữa khỏi bệnh lậu trong hầu hết các trường hợp. Bệnh lậu không thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc thuốc không kê đơn. Điều quan trọng là người mắc bệnh lậu phải uống hết thuốc để điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng, ngay cả khi các triệu chứng biến mất trước khi uống hết đơn thuốc.
Sau khi dùng các loại thuốc kháng sinh bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng vài ngày nhưng cần đợi cả tuần sau khi uống hết thuốc trước khi tiếp tục quan hệ tình dục
Đối với bệnh lậu ở miệng, cần tái khám từ 1 đến 2 tuần sau để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng đã khỏi.
Nếu lo lắng bản thân có thể mắc bệnh lậu, điều quan trọng là tránh mọi hoạt động tình dục cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính.
6. Phòng tránh bệnh lậu
Đến nay, không có vaccine nào có thể ngăn ngừa bệnh lậu. Cách an toàn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác là sử dụng bao cao su hoặc phương pháp rào cản khác mỗi khi bạn quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chia sẻ với các đối tác mới trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình dục. Cũng nên kiểm tra với đối tác hiện tại về tình trạng và xét nghiệm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, đồng thời đảm bảo tự mình đi xét nghiệm thường xuyên.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chỉ quan hệ với một bạn tình - Biểu hiện của lòng chung thủy hay sự gắn kết tình dục?