Những dấu hiệu cho thấy bé gái dậy thì

11-06-2024 13:06 | Y học 360
google news

SKĐS - Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng của bé gái. Giai đoạn này, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng.

Nhận biết 2 loại dậy thì sớm ở trẻ và nguyên nhânNhận biết 2 loại dậy thì sớm ở trẻ và nguyên nhân

SKĐS - Những năm gần đây, số lượng trẻ dậy thì sớm đến khám tại các bệnh viện ngày càng gia tăng. Trong đó, một số ít trường hợp có thể là biểu hiện bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Cha mẹ, thầy cô giáo hãy cùng đồng hành với các bé gái trong giai đoạn này để các bé không thấy những thay đổi ấy là điều lạ lẫm, bối rối, khó xử trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến học tập cũng như giao tiếp.

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng để bé gái. Giai đoạn này, cơ thể bé có nhiều thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng.

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng để bé gái. Giai đoạn này, cơ thể bé có nhiều thay đổi về mặt sinh lý rất quan trọng.

Những dấu hiệu cho thấy bé gái dậy thì

Khi bạn dậy thì, sẽ có một vài bộ phận "thức giấc" và thay đổi. Điều này khiến các bé gái gặp bối rối và lúng túng. Đó là:

  • Thay đổi về vóc dáng

Từ 9-13 tuổi, cơ thể bạn gái trong những năm này có nhiều biến đổi, khi thì bạn thấy mình béo tròn, khi thì mảnh dẻ. Từ một em gái nhỏ, cơ thể bé bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ: Cặp vú nhú lên, mông nở nang hơn trước, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể bạn mềm mại và giàu nữ tính.

  • Những thay đổi về da

Sự thay đổi của da diễn ra khá sớm, khoảng 11 hay 12 tuổi, bao gồm sự thay đổi trong kết cấu của da. Khi bạn sờ vào mặt có thể có cảm giác khô ráp hay nhờn. Vùng da trên trán và trên cánh mũi có vẻ sáng hơn do tuyến nhờn bắt đầu sản sinh ra dầu hoặc bã nhờn. Chính lượng dầu quá nhiều trên mặt là nguyên nhân gây ra viêm lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá.

  • Sự phát triển của vú

Đến tuổi dậy thì, vú của các bạn gái bắt đầu phát theo kiểu một lớn trước, một theo sau. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đầu tiên, quầng vú dầy lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn gái có thể ngứa hoặc đau tức vú một chút. Cặp vú trưởng thành có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ, nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn.

Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và các dây chằng liên kết. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích. Bên trong vú là tuyến sữa. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn.

  • Thay đổi về cơ quan sinh dục

Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo của đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng phát triển. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormone sinh dục và phóng noãn (rụng trứng).

  • Xuất hiện kinh nguyệt

Hiện tượng kinh nguyệt là quá trình sinh lý bình thường - dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai, sinh con. Bạn gái có thể thấy kinh từ năm 10 tuổi, cũng có bạn đến năm 17, 18 tuổi. Chỉ khi đã 18 tuổi mà không thấy kinh nguyệt thì mới đáng lo và cần đi khám để bác sĩ kiểm tra.

Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực, nặng phần bụng dưới, đau bụng, đau lưng…; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc… Đây cũng là hiện tượng thường gặp được gọi là "Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh" và nó sẽ tự chấm dứt khi các bạn sạch kinh.

  • Lông và mùi cơ thể

Khi dậy thì, cơ thể bạn gái tiết ra một lượng nhỏ hormone nam và khi lượng hormone này tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ khiến lông bắt đầu phát triển, kéo theo sự xuất hiện của tuyến mồ hôi đặc biệt ở nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Những tuyến này sản xuất một loại dầu đặc biệt có mùi khác với mùi mồ hôi.

Lông trên cơ thể bắt đầu thấm đẫm mồ hồi. Vi khuẩn trên da bắt đầu thấy thoải mái và lập tức nhân rộng ra. Vi khuẩn, mồ hôi và dầu kết hợp với nhau tạo ra mùi cơ thể. Vì vậy các bạn hãy chăm sóc vệ sinh cơ thể mình kỹ càng hơn ở tuổi dậy thì nhé.

Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần lưu ý giáo dục con kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ có thai ngoài ý muốn. Ảnh minh họa

Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần lưu ý giáo dục con kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ có thai ngoài ý muốn. Ảnh minh họa

Cách vệ sinh và chăm sóc khi dậy thì

Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần lưu ý giáo dục con kiến thức về giới tính và quan hệ tình dục vì rất có thể con sẽ có thai ngoài ý muốn. Điều này sẽ nguy hại cho sức khỏe sinh sản, tâm lý của con trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng tăng cường chất đạm, chủ yếu là đạm động vật như thịt heo, thịt bò, tim gan, trứng và thức ăn có nhiều canxi giúp cho quá trình cầm máu, đông máu được tốt cũng như các thức ăn bồi bổ khác đủ cân bằng đạm, đường, chất béo, muối khoáng vitamin, chất xơ. Cần tránh các thức ăn có tính kích thích như rượu, bia, gia vị mạnh.

Vào chu kỳ kinh nguyệt. Người lớn cần hướng dẫn các em biết vệ sinh đúng cách: cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hơn, khoảng 3 - 4 tiếng nên thay băng vệ sinh một lần, nhất là những ngày thứ nhất, thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, lưu ý không nên xối hay xịt nước quá sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới.

Cha mẹ cũng cần dạy con phòng tránh các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, khí hư có mùi…

Chọn áo ngực đúng cách cho con. Chọn những loại áo ngực có chức năng định hình và nâng đỡ bầu ngực bé. Nên chọn những loại áo lá hoặc áo ngực không gọng, bằng cotton thấm hút tốt, mềm mại và dễ chịu hơn cho con để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chỉ cho bé sử dụng khi bé có đi học hoặc đi ra ngoài, còn nếu lúc ở nhà hoặc đi ngủ thì không cần phải mặc.

Xem thêm video được quan tâm:

Các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang


Bs Nguyễn Trung
Ý kiến của bạn