Elizabeth Candy Stanton và Susan B.Anthony
Phong trào quyền đi bầu (bầu cử) sẽ rất khác biệt vào ngày hôm nay nếu như cặp đôi Elizabeth Cady Stanton và Susan B. Anthony không tình cờ gặp nhau trên một góc phố vào năm 1851. Cả Stanton lẫn Anthony đều là những người theo chủ nghĩa bãi nô quyết liệt, họ lại tham gia vào việc đi bầu sớm nhất. Bà Stanton thành lập Công ước quyền phụ nữ đầu tiên (Công ước Thác Seneca) vào năm 1848 nhằm phản ứng khi bà bị từ chối ngồi vào ghế tại Hội nghị chống nô lệ thế giới (WASC) chỉ bởi vì bà là phụ nữ. Tương tự, bà Anthony cũng chuyển tầm nhìn sang bầu cử sau khi bà không tìm được tiếng nói tại một hội nghị ôn hòa. Và họ gặp nhau hoàn toàn ngẫu nhiên, khi bà Anthony du lịch đến thác Seneca (New York) và gặp bà Stanton thông qua sự giới thiệu của người bạn Bloomer và họ đã trở thành bạn ngay lập tức. Bộ đôi đã tung ra một tờ báo đề cao quyền đi bầu gọi là The Revolution và sáng lập nên Hiệp hội quốc gia phụ nữ Mỹ (NAWSA).
Elizabeth Cady Stanton (trái) và Susan B. Anthony (phải). Ảnh nguồn: Texarkana Gazette
Lary và Sergey Brin
Những chuyến tham quan các trường đại học dường như không thay đổi cuộc sống của mọi người, nhưng trường hợp của những nhà sáng lập Google thì khác hẳn. Một chuyến đi vòng quanh Đại học Stanford đã thay đổi luôn sự nghiệp của họ và tạo ra tác động to lớn đối với phần lớn loài người. Năm 1995, Sergey Brin đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành khoa học máy tính đã làm tình nguyện viên tổ chức cho các sinh viên triển vọng đi tham quan Stanford. Và rất là tình cờ, trong đoàn sinh viên đó có mặt Larry Page, một chuyên gia kỹ thuật của Đại học Michigan. Dù không phải gặp nhau là đã trở thành bạn bè ngay, nhưng lần gặp đầu tiên đó lại có một ấn tượng rất ý nghĩa. Vài tháng sau đó, khi luận án của Larry Page trên World Wide Web chuyển thành một dự án lớn hơn nhiều và đòi hỏi một công cụ tìm kiếm nguồn mở, anh rất cần ai đó chung tay để xây dựng hệ thống mà buổi ban đầu có tên là BackRub (sau đó mới đổi tên là Google). Người mà Page chọn mặt gửi vàng không ai khác chính là cựu hướng dẫn viên du lịch.
2 nhà sáng lập Google gồm Sergey Brin và Larry Page. Ảnh nguồn: Duna
Bob Woodward và Mark Felt
Hóa ra đó là một cuộc gặp định mệnh mà nhờ đó đã giúp cho Bob Woodward từ một nhà báo quèn trở thành một trong những người chịu trách nhiệm chính cho việc bóc trần vụ bê bối khét tiếng nhất trong lịch sử tổng thống. Năm 1970, Woodward lúc đó đang là trung úy vào năm cuối cùng phục vụ trong hải quân Mỹ. Một trong những chuyên trách thường xuyên của ông là làm công việc giao các gói đồ cho Nhà Trắng. Một đêm, sau khi chờ đợi người từ tòa nhà ra để ký vào gói đồ thì bỗng một người lớn tuổi tiến tới gặp Woodward. Qua tiếp chuyện, Woodward mới hay rằng tên ông ta là Mark Felt, trợ lý giám đốc FBI. Rất muốn thăng tiến trong binh nghiệp, Woodward đã hỏi xin số điện thoại của Mark Felt. Sau đó họ thường xuyên liên lạc khi Woodward chuyển từ nhà binh sang nhà báo. Những câu chuyện của Felt trở thành nguồn cảm hứng cho Woodward. Cuối cùng, Felt bật mí cho Woodward và người đồng nghiệp Carl Bernstein một thông tin mà từ đó đã bóc trần vụ bê bối Watergate, đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của Tổng thống Richard Nixon vào ngày 8 tháng 8 năm 1974.
Mark Felt chụp ảnh năm 1967 với giám đốc FBI director, J Edgar Hoover và vợ ông là bà Audrey. Ảnh nguồn: Alamy Stock Photo
Frederick Douglass và William Lloyd Garrison
The Liberator, tờ báo của ông William Lloyd Garrison là ấn phẩm báo chí mang tính chất bãi nô lớn nhất vào thời kỳ đó, còn ông Frederick Dougalss chỉ đơn thuần là một độc giả trung thành. Khi hay tin ông Garrison sẽ có bài phát biểu tại một hội nghị chống nô lệ ở New Bedford (tiểu bang Massachusetts) vào năm 1841, ông Douglass liền quyết định tham dự. Lúc Douglass có mặt ở hội nghị đó, một người bạn đã giục ông kể lại câu chuyện về cuộc đời mình như là một nô lệ bỏ trốn trước mặt quan khách tham dự và Douglass miễn cưỡng nhận lời. Từ bài phát biểu không dự định trước, Garrison nhận ra rằng Douglass không chỉ mang đến một câu chuyện sống động mà còn là kỳ tài về diễn thuyết. Nhờ sự hậu thuẫn của Garrison mà Douglass nhanh chóng trở nên nổi tiếng, dẫn đến định mệnh đưa ông diện kiến với Tổng thống Abraham Lincoln ở Nhà Trắng. Douglass kể với Lincoln về sự đối xử bất công với người lính da màu trong cuộc nội chiến, từ đây đã hình thành một mối quan hệ mật thiết giữa 2 người cho đến ngày Lincoln tạ thế.
Frederick Douglass, nhà lãnh đạo phong trào bãi nô tại Hoa Kỳ. Ảnh nguồn: Wikipedia
Steve Jobs và Steve Wozniak
Nếu không có Bill Fernandez thì liệu iPhone, Macbook và đồng hồ Apple có ra đời không? Fernandez là người bạn tương hỗ của Steve Jobs (2 người biết đến nhau từ khi họ học ở trường trung học cơ sở Cupertino) và Steve Wozniak, người sống trong dãy nhà với Fernandez. Một ngày trong năm 1971, Steve Jobs ghé thăm Bill Fernandez và Fernandez thấy Steve Wozniak đang rửa xe hơi của mình. Fernandez giới thiệu Jobs với Wozniak và rất nhanh chóng họ trở thành đôi bạn. Jobs và Wozniak bắt đầu rong chơi và cuối cùng cùng nhau thực hiện các dự án. Đầu tiên là những cái hộp xanh dành cho những kẻ lừa đảo điện thoại (loại thiết bị mà người ta dùng để “hack” điện thoại và gọi miễn phí). Đến khi tham gia Câu lạc bộ máy tính Homebrew (câu lạc bộ cho những người say mê máy tính có trụ sở ở thung lũng Silicon muốn tự chế tạo máy móc riêng), Wozniak đã chế tạo ra Apple I vào năm 1976 (bộ máy tính đầu tiên) và Jobs giữ khâu tiếp thị. Sau đó, bộ đôi bắt tay vào chế tạo ra Apple II và thành lập nên Apple Computer, Inc. Fernandez trở thành một trong các nhân viên đầu tiên của họ.
Steve Jobs và Steve Wozniak, 2 nhà đồng sáng lập nên tập đoàn Apple Computer, Inc. Ảnh nguồn: ABC
Henry Ford và Thomas Edison
Trong mắt Henry Ford thì Thomas Edison là một anh hùng, nhưng ông chưa từng dám mơ họ sẽ gặp nhau để trở thành những người bạn lớn. Nhưng năm 1896 khi ông Henry Ford tham dự hội nghị của Hiệp hội các công ty chiếu sáng Edison (AEIC) được tổ chức ở Brooklyn (New York) thì tình cờ gặp Edison. Họ nói chuyện xoay quanh việc ông Ford gần đây mới phát minh ra chiếc xe 4 bánh cũng là mẫu xe hơi đầu tiên do Ford thiết kế ra. Nhà phát minh Edison đã nói với Henry Ford: “Anh có thực tài, hãy cố gắng phát huy!”. 20 năm sau đó Henry Ford đã tung ra kiểu xe hơi Model T. Giữa Ford và Edison cuối cùng đã hình thành một tình hữu nghị sâu sắc kéo dài mãi đến tận cuối đời.
Đôi bạn tình cờ gắn bó Henry Ford và Thomas Edison. Ảnh nguồn: History
Wallis Simpson và Thái tử Edward
Một cuộc gặp gỡ định mệnh vào cuối tuần đã tạo nên một thứ tình cảm tai tiếng nhất trong lịch sử vương quốc Anh. Wallis Simpson, một Mỹ kiều đã dọn tới Anh vào thập niên 1920 với tham vọng có thể kết nối với tầng lớp tinh hoa trong xã hội Anh. Wallis kết hôn lần thứ hai với một phi công hải quân tên là Ernest Simpson. Hai người đã nhanh chóng leo lên những nấc cao của giới quý tộc. Đến năm 1931, hai vợ chồng được mời tham dự một buổi săn bắn cuối tuần tại dinh thự của Thelma Furness. Thời điểm đó Furness đang là nhân tình của Thái tử Edward VIII. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã làm đứt luôn mối tình của Furness với vị vua Anh tương lai. Bị mê hoặc bởi nhan sắc của Wallis, thái tử quyết định dứt áo từ bỏ ngai vàng.
Wallis Simpson với thái tử Edward WIII trong ngày cưới của họ tại lâu đài Condé ở Pháp. Ảnh nguồn: Town & Country Magazine