Cao ngay từ trong bụng mẹ
Cột mốc đầu tiên trong chặng đường tăng chiều cao cho trẻ thường ít được chú trọng nhất là từ trong bào thai. Lúc này sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ, chính vì thế, trong giai đoạn người mẹ được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt thì trẻ sẽ có chiều cao khởi đầu thuận lợi.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50 cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý. Một đứa trẻ sinh ra nhẹ cân, thậm chí sinh non vẫn có thể phát triển chiều cao tốt về sau, nhưng nếu trẻ suy dinh dưỡng từ trong bào thai thì sẽ không phát triển và cao lớn được sau này. Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt là phải đa dạng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cũng như các nhóm thực phẩm cần thiết với nhu cầu canxi của người mẹ cũng tăng cao khi mang thai
Trung bình, mỗi ngày người mẹ cần được nạp đủ 1.000mg canxi để đảm bảo sức khỏe của hệ xương cho cả mẹ lẫn con. Nếu thai nhi không được cung cấp đầy đủ cho các hoạt động sống của mình, bé sẽ lấy đi canxi từ cơ thể mẹ khiến người dễ bị loãng xương và gặp vấn đề răng miệng sau sinh. Bằng không, sự thiếu hụt canxi trong giai đoạn bào thai có thể khiến đứa trẻ mắc những khiếm khuyết về xương và răng khi trưởng thành.
25cm chỉ trong năm đầu đời
Cột mốc thứ 2 trong chặng đường phát triển chiều cao của trẻ chính là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Chiều cao của trẻ ở giai đoạn này sẽ bằng ½ chiều cao lúc trưởng thành, tức là nếu trẻ đạt chiều cao 90 – 95cm, thì đến tuổi trưởng thành sẽ đạt chiều cao 1m80 – 1m85.
Theo đó, nếu có chế độ chăm sóc tốt, tổng cộng trẻ có thể tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời, khi đó chiều cao của trẻ đạt mức 75-78 cm. Trong hai năm tiếp theo, vẫn với chế độ chăm sóc tốt và hợp lý thì mỗi năm trẻ có thể cao thêm 10 cm nữa. Tổng cộng trong 3 năm này trẻ có cơ hội cao thêm 45 cm.
Thế nhưng, các bác sĩ nhi khoa vẫn nói trẻ em trong giai đoạn 0-3 tuổi giống như một thượng khách khó tính, cơ thể rất nhạy cảm và dễ mắc các bệnh về tiêu hoá, hô hấp. Tại sao cột mốc quan trọng để tăng chiều cao cho trẻ lại là lúc trẻ dễ ốm, dễ bị bệnh nhất, gây cản trở sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ? Giai đoạn từ 6 tháng tới 4 tuổi được coi là khoảng trống miễn dịch của trẻ, khi mà hệ miễn dịch nhận từ nhau thai trong bụng mẹ giảm dần, trẻ bước sang chế độ ăn dặm thay vì bú mẹ hoàn toàn, trong khi đó, hệ miễn dịch chủ động chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa có đủ các yếu tố đề kháng chống lại vi khuẩn mỗi khi xâm nhập vào cơ thể. Cộng thêm yếu tố môi bên ngoài là trẻ bắt đầu đi học mầm non, phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, môi trường sinh hoạt rộng hơn và nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cũng vì thế nhiều lên.
Chính vì vậy, để trẻ phát triển chiều cao trong giai đoạn này, hấp thu canxi tối đa, ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D thì trẻ cần được bổ sung dưỡng chất MK7 (vitamin K2), đặc biệt là phải đầy đủ các chất vi lượng khác giúp tăng cường sức đề kháng như sữa non, Immun Alpha (chiết xuất từ thành mạch vi khuẩn), FOS. Chỉ khi trẻ có sức đề kháng tốt, giúp thể trạng khỏe mạnh thì bổ sung dưỡng chất tăng chiều cao là canxi mới phát huy hết tác dụng.
Bứt phá trong giai đoạn dậy thì
Sự bứt phá tăng trưởng trong giai đoạn này kéo dài trong 2 năm. Bé gái bắt đầu từ khoảng 9-10 tuổi và kết thúc lúc 11-12 tuổi. Trong khi đó, bé trai tăng trưởng từ 11-13 tuổi. Thời gian này , bé trai có thể phát triển khoảng 10 cm/năm và bé gái là 8 cm/năm. Còn những năm tiếp theo của tuổi dậy thì trẻ sẽ cao nhưng không đáng kể cho tới 18 tuổi ở bé trai và bé gái là thời điểm thấy kinh nguyệt.
Đây được coi là cơ hội cuối cùng để trẻ tăng chiều cao cho mình, nhưng thường các bậc cha mẹ lại ít quan tâm do nghĩ rằng trẻ đã lớn rồi, có thể tự chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Sở dĩ đây được coi là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao, bởi qua độ tuổi dậy thì, mô sụn không còn có thể kéo dài được nữa. Do đó, để đạt được chiều cao lý tưởng khi bước vào tuổi trưởng thành, bên cạnh chế độ dinh dưỡng với đầy đủ canxi, vitamin D, MK7 thì cần bổ sung cho trẻ các chất giúp kích thích mô sụn phát triển là Chondroitin Sulfat để tăng độ dài của xương, cùng với DHA, Acid Folic để tăng khối lượng xương, từ đó giúp trẻ cao lớn nhanh và toàn diện.
Nếu cân nặng của một đứa trẻ có thể tăng bất cứ lúc nào, thậm chí cần phải kiểm soát để tránh tình trạng béo phì, thì chiều cao tối đa, vượt trội của mỗi trẻ luôn là đích vươn tới và chỉ có thời điểm nhất định để phát triển. Cha mẹ cần nắm được 3 cột mốc quan trọng này và biết cần bổ sung những dưỡng chất phù hợp sẽ giúp con tăng chiều cao tối đa và hiệu quả.
Để được tư vấn miễn phí về tăng trưởng chiều cao cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn, hãy gọi tới (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn