Những công dụng tuyệt vời ít biết từ quả măng cụt

22-02-2019 13:36 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS- Măng cụt không những là loại quả ngon dễ ăn mà còn chứa nhiều lợi ích thần kỳ cho cơ thể.

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt chứa axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn trong tinh thần. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Những người dùng măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người sau khi ăn.

Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư

Măng cụt chứa hàm lượng các xanthone cao nhất (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài hơi đắng, nên trong Đông y thường kết hợp với một số vị khác để làm thuốc.

  • Anh1-1740-1403067897.jpg
    Trái măng cụt nhỏ chứa nhiều công dụng thần kỳ. Ảnh: A&P Orchard.

Giảm mùi hôi của hơi thở

Kháng thể Xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthone, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Đồng thời, các kháng thể xanthone trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng không phải âu lo về vấn đề cân nặng.

Giảm huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những cặn lắng nguy hiểm thường làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.

Củng cố đường tiết niệu

Phụ nữ có tuổi hay bị chứng "Tiểu không tự chủ" thường do sự thoái hóa tự nhiên của cơ bắp vùng xương chậu. Khi đàn ông có tuổi, tuyến tiền liệt tự nhiên to ra khiến đường tiểu hẹp lại và đưa đến tình trạng một phần nước tiểu tồn đọng lại ở bàng quang sau khi tiểu. Cả hai giới tính trong tình trạng này thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Kháng thể Xanthones trong trái cây măng cụt đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kháng vi trùng giúp cho đường tiết niệu được củng cố tốt hơn.

Cải thiện hệ thần kinh

Hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh lý thần kinh, đãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên quan đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như thứ quả thần kỳ trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của hệ thần kinh.

  • Anh2-1444-1403067897.jpg

  • Vỏ măng cụt có thể làm thuốc chữa các bệnh đường ruột. Ảnh: Riceplex.

Giảm cholesterol

Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm tác dụng gây lão hóa của cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.

Làm đẹp da

Các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, và chứng ngứa thường được điều trị bằng Steroids và các loại kem chống nấm. Sử dụng nước măng cụt bôi rửa ngay trên vùng da đang bị tổn thương cho thấy các chứng bệnh ngoài da kể trên đã điều trị tự nhiên mà không cần thuốc men và không sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng dược phẩm.

Một số bài thuốc hay từ quả măng cụt

- Trị tiêu chảy: Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2g. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

- Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

- Cũng chữa lỵ, có thể dùng cách khác: Vỏ quả măng cụt nướng thơm 8g, rau má 10g; rau dền tía, khổ sâm, gương sen, củ rối sao đen, vỏ lựu (mỗi vị 8g); hạt cau già 6g; cam thảo, vỏ quýt nướng (mỗi vị 4g). Tất cả đem nấu lấy nước uống trong ngày.

Trần Quỳnh



Ý kiến của bạn