Trà thảo mộc có khả năng thu nhặt các gốc tự do, bảo vệ gan, phòng chống nhiễm vi khuẩn, virus, chống nấm và dự phòng một số bệnh mạn tính không lây. Các hiệu quả trên có được từ các hoạt chất chứa trong các loại thảo mộc như kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ khô thảo…
Cũng theo TS. Sơn, hiện nay các khuyến nghị tập trung vào việc giảm sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia), giảm các loại nước ngọt có gas và tăng cường sử dụng các loại nước đóng chai, nước ngọt không gas ít đường và đặc biệt là các loại trà, trà thảo mộc ít đường bởi những tác dụng tích cực của nó với cơ thể.
Tác dụng chống oxy hóa: Do có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng thu nhặt các gốc tự do, kích thích hoạt động của các enzym chống oxy hóa và làm giảm tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. Các chất chống oxy hóa mạnh chủ yếu là các polyphenols, các axit hữu cơ có trong các loại thảo mộc như Kim Ngân Hoa, Cúc Hoa, Hạ Khô Thảo. Các chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc và tử vong vì các bệnh lý tim mạch, như xơ vữa động mạch, suy tim; giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, làm chậm sự phát triển của các khối u; giúp hạn chế sự lão hóa, do vậy có thể khiến da căng mịn, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa, ví dụ như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh.
Nước uống được chế biến từ trà thảo mộc đang là xu hướng lựa chọn thay thế dần nươc ngọt có ga
Tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm: ức chế được các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, một số loại nấm và virus, trong đó có các loại vi khuẩn, nấm, virus thường gặp như tụ cầu vàng, E.coli, nấm Candida, virus cúm, virus viêm não Nhật Bản….Kim Ngân Hoa đặc biệt có tác dụng chống khuẩn mạnh. Ngoài ra, Cúc hoa, Đản hoa cũng có tác dụng chống khuẩn, chống virus và chống nấm. Những loại thảo mộc này có tác dụng diệt khuẩn theo 2 cơ chế khác nhau: hoặc có tính diệt khuẩn, hoặc hỗ trợ quá trình miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Chống ung thư: thông qua các cơ chế như kích thích quá trình chết tế bào ung thư theo lập trình, ngăn chặn các tế bào ung thư tăng sinh, ngăn chặn quá trình tạo mạch nuôi khối u. Tác dụng này đã được nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư biểu mô da người, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư bạch huyết, ung thư phổi…
Dự phòng bệnh tiểu đường và các biến chứng của tiểu đường: thông qua cơ chế bảo vệ tế bào beta không để tế bào beta chết theo lập trình; ức chế các chất gây giảm sản xuất và tiết insulin liên quan đến tổng hợp glucose; hỗ trợ giảm đường huyết và mỡ máu.
Tác dụng bảo vệ gan, thanh nhiệt – giải độc và làm giảm các dấu hiệu sinh hóa trong gan, những chất này có trong các loại thảo mộc như Kim Ngân Hoa, Hạ Khô Thảo và Tiên Thảo.
Ngoài ra, trà thảo mộc có tác dụng hạ sốt, an thần, giảm căng thẳng, dự phòng các bệnh lý thoái hóa thần kinh như Alzheimer.
Tác động lên quá trình chuyển hóa: tăng chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, có khả năng hỗ trợ giảm cân, giảm ho và đau họng…
Theo các chuyên gia, xu thế chung của thế giới và cũng là xu thế tại Việt nam, nước uống được chế biến từ thảo mộc đang bắt đầu thay thế dần nước uống có gas và nhiều loại nước giải khát khác. Nhu cầu sử dụng đồ uống thảo mộc trong đời sống hàng ngày của người dân của một số quốc gia trong khu vực đã cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục: xấp xỉ 30-50%. Ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, trà làm từ các loại thảo mộc được sử dụng rất phổ biến.