Ngày 1/12/2014, Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, ông Michel Sidibé, Giám đốc điều hành UNAIDS, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi: chúng ta hãy cùng tưởng nhớ những người đã thiệt mạng vì vi-rút Ebola, và nghĩ đến những quốc gia Tây Phi và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola ở các quốc gia này. Dịch Ebola khiến chúng ta liên tưởng đến thời kỳ đầu bùng phát dịch AIDS. Mọi người cũng sợ hãi và trốn tránh. Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng lan tràn. Thuốc điều trị cũng không có và chỉ le lói một chút hy vọng.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cùng nhau bỏ lại phía sau thời kỳ đen tối của dịch AIDS và mở ra một giai đoạn mới với cơ hội mới, nhờ tình đoàn kết và tinh thần sẻ chia của tất cả các quốc gia, nhờ huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhờ vai trò tích cực của các tổ chức xã hội và cộng đồng. Chúng ta đã phá bỏ được sự im lặng bao che cho HIV hoành hành, giảm được giá thuốc điều trị và chặn được sự lan tràn của dịch AIDS. Những nỗ lực này đã cứu sống được hàng triệu người. Tới đây, chúng ta phải dập tắt được dịch AIDS. Nếu không làm được điều này, dịch có thể bùng phát trở lại và lúc đó sẽ không thể kết thúc dịch được nữa.
Hãy cùng chung tay phòng, chống HIV/AIDS
Chúng ta chỉ có 5 năm trước mắt để đưa các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS với tới tất cả những người còn đang chưa được hưởng đầy đủ các quyền của mình – những trẻ em gái và phụ nữ trẻ, những người nam quan hệ tình dục đồng giới, những người di cư, tù nhân, người bán dâm, và người tiêm chích ma túy.
Để làm được điều này, chúng ta cần tăng cường hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ thiết yếu và bảo đảm rằng các tổ chức xã hội và cộng đồng được hỗ trợ để tiếp tục phát huy vai trò của mình trong đáp ứng với dịch AIDS.
Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay là lúc chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, hành động nhanh hơn nữa để lấp đầy các khoảng trống giữa những người đã tiếp cận được các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ về HIV/AIDS với những người có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được các dịch vụ này.
Bằng việc nhanh chóng mở rộng đáp ứng với dịch AIDS ở các quốc gia, các đô thị lớn và các cộng đồng, chúng ta sẽ với được tới những nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV. Với mục tiêu 90-90-90 nhằm nhanh chóng mở rộng các chương trình can thiệp, chúng ta có thể đảm bảo rằng đến năm 2020 sẽ có 90% người nhiễm HIV được biết tình trạng nhiễm của bản thân, 90% người được chẩn đoán nhiễm HIV tham gia điều trị và 90% người nhiễm HIV tham gia điều trị được duy trì lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nỗ lực lấp đầy các khoảng trống để Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS 2014 VÀ NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
Tính đến cuối năm 2013, toàn thế giới có 35 triệu [33,2 tr–37,2 tr] người nhiễm HIV, ở Việt Nam có khoảng 256.000 người nhiễm HIV.
Tính từ đầu vụ dịch HIV, toàn thế giới có 39 triệu [35 tr–43 tr] người đã tử vong do AIDS, số tử vong do AIDS ở Việt Nam là gần 71.000 người.
Lấp khoảng trống về dự phòng lây nhiễm HIV
Năm 2013 trên toàn thế giới có 2,1 triệu [1,9 tr–2,4 tr] người lớn và 240.000 [210 000–280 000] trẻ em mới nhiễm HIV.
Việt Nam, đã phát hiện gần 8.500 ca nhiễm HIV mới trong 9 tháng đầu năm 2014.
Lấp khoảng trống về ngăn chặn tử vong do AIDS
Năm 2013 trên toàn thế giới có 1,5 triệu [1,4 tr–1,7 tr] người tử vong do AIDS.
Việt Nam, hơn 1.500 người đã tử vong do AIDS trong 9 tháng đầu năm 2014.
Lấp khoảng trống về điều trị kháng HIV
Năm 2013 trên toàn thế giới có khoảng 12,9 triệu người nhiễm HIV được điều trị kháng vi-rút, chiếm 37% [35–39%] tổng số người nhiễm HIV. Tuy nhiên, mới chỉ có 24% [22–26%] trẻ em nhiễm HIV được điều trị để kéo dài cuộc sống.
Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2014 có gần 89.000 người nhiễm HIV đang được điều trị kháng vi-rút, chiếm 36% tổng số người nhiễm HIV. Đã có gần 4.500 em nhỏ được điều trị kháng vi-rút, chiếm hơn 90% số trẻ em nhiễm HIV.
Lấp khoảng trống về tiếp cận dịch vụ
Trên toàn thế giới
HIV là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. ời đồng tính nam và những người nam có quan hệ tình dục đồng giới khác có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 19 lần so với người dân nói chung. ỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm mại dâm cao hơn 12 lần so với người dân nói chung.
ụ nữ chuyển giới [nam chuyển thành nữ] có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn 49 lần so với tất cả những nhóm người trưởng thành khác trong độ tuổi sinh sản. ớc tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy cao hơn 28 lần so với người dân nói chung.
Ở Việt Nam
AIDS là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm.
Khoảng 28% các ca nhiễm HIV mới phát hiện được trong nhóm phụ nữ là vợ/bạn tình thường xuyên của nam giới nhiễm HIV, đặc biệt là nam giới tiêm chích ma túy.
Năm 2013, chỉ có 56% tổng số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của bản thân.
Năm 2013, chỉ có 31,5% số phụ nữ bán dâm, 28,9% số nam quan hệ tình dục đồng giới và 23,6% số người tiêm chích ma túy được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm .
PV