Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

01-04-2023 09:56 | Xã hội
google news

SKĐS - Bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp, kiểm định chất lượng đầu vào công chức hai lần mỗi năm, lớp cận chuyên, chất lượng cao bị xóa sổ là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4.

Bổ sung Bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp

"Bệnh COVID-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4.

Theo Phụ lục 35 Thông tư 02, bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4 - Ảnh 1.

Từ tháng 4, bổ sung Bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp

Có 2 yếu tố gây nên bệnh bệnh COVID-19 nghề nghiệp bao gồm: Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động;  Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau:

Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2; Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2; Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.

Lớp cận chuyên, chất lượng cao bị xóa sổ

Đây là thông tin đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Cụ thể,Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 15/4/2023) nhấn mạnh không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.

Lớp học trong trường chuyên vẫn được tổ chức theo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học với sĩ số không quá 35 học sinh/lớp.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4 - Ảnh 2.

Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 15/4/2023) nhấn mạnh không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.

Việc tuyển sinh vào các lớp không chuyên của trường trung học phổ thông chuyên như hiện nay được cho phép thực hiện đến hết năm học 2023 - 2024. Còn các lớp không chuyên đã được tuyển sinh và tổ chức trong trường trung học phổ thông chuyên trước đó vẫn tiếp tục thực hiện cho đến khi học hết lớp 12.

Mỗi năm tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức 2 lần

Đây là một trong những nội đáng chú ý nêu trong Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.

Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trước ngày 31/01 hằng năm, Bộ Nội vụ sẽ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào viên chức được thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính với những câu hỏi liên quan đến năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chungvề hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức,…

Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Xem thêm video đang được quan tâm

Bão Bụi Đỏ Phủ Quanh Sân Bay Long Thành “Tấn Công” Hàng Ngàn Hộ Dân 


NK (th)
Ý kiến của bạn