Những chiếc răng đầu đời của trẻ

16-06-2017 09:32 | Đời sống
google news

SKĐS - Nướu sưng, dãi nhiều, sốt, quấy khóc... là những chuyện liên quan đến sự mọc răng ở trẻ. Việc ra đời của những chiếc răng đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng của bé,

Nướu sưng, dãi nhiều, sốt, quấy khóc... là những chuyện liên quan đến sự mọc răng ở trẻ. Việc ra đời của những chiếc răng đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng của bé, tuy nhiên cũng có không ít chuyện mẹ bầu nên biết.

Khi nào thì chiếc răng đầu tiên xuất hiện?

Thực tế có trẻ mọc răng rất sớm nhưng lại có bé lại mọc răng rất muộn. Trung bình, 3 - 4 tháng sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên nhưng không nhìn thấy bởi nó ở dạng mềm trắng ngà và phải đến khi trẻ được 18 tháng tuổi mới xuất hiện những chiếc răng dạng sừng đầu tiên. Quá trình mọc răng của trẻ không đồng nhất nhưng thường trải qua 4 giai đoạn: từ 6 - 12 tháng mọc răng cửa, từ 12 - 18 tháng mọc 4 răng hàm đầu tiên; từ 18 - 24 tháng mọc 4 răng nanh và từ 24 - 30 tháng mọc 4 răng nanh cuối cùng để đến khi trưởng thành có đủ 32 răng. Từ 20 răng sữa lúc ban đầu, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng trưởng thành trong giai đoạn từ 6 cho đến 12 tuổi. Quá trình kết hợp và thay răng trong giai đoạn thiếu niên được gọi là “bộ răng sữa”.

Những chiếc răng đầu đời của trẻ

Cho đến hiện nay không ai định nghĩa cụ thể  quy trình mọc răng ở trẻ, nhất là những chiếc răng đầu tiên. Trên thực tế, chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, xuất hiện ở hàm dưới trước và cho đến khi bé đủ 3 tuổi thì mới có đủ răng sữa. Dấu hiệu điển hình của mọc răng là trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, nước dãi ra nhiều, thường ngậm, cắn ngón tay. Ngoài ra trẻ còn giảm ăn, phân màu sáng, phát ban vùng tã, sốt nhẹ và sau giai đoạn này xuất hiện những vết sưng trên nướu, cho tay vào có thể sờ thấy.

Làm gì để giúp trẻ giảm đau?

Theo các chuyên gia Viện nhi khoa Mỹ (APD) thì những chiếc răng hàm khi xuất hiện thường làm cho trẻ đau, khó chịu, có thể giảm đau bằng cách dùng khăn ẩm ướp lạnh lau miệng hoặc cho trẻ ngậm, hoặc cho trẻ ngậm kẹo lạnh. Ngoài ra cũng có thể cho dùng thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn) như Telenol cũng có tác dụng giảm đau, tuy nhiên trước khi dùng nên tư vấn bác sĩ về liều và thời gian sử dụng. Riêng các loại thuốc gây tê OTC có chứa benzocaine cần thận trọng, tốt nhất là không nên dùng để tránh gây độc cho cơ thể nhiều hơn là tác dụng giảm đau.

Vì sao mọc răng lại làm cho trẻ mất ngủ?

Một trong những nguyên nhân làm cho trẻ mất ngủ là gây đau âm ỉ và kéo dài. Cách giúp trẻ giảm đau là cho ngậm chiếc vòng bằng gỗ hay vilyl không có chứa BPA ướp lạnh hoặc ngậm chiếc khăn lạnh. Vào ban ngày có thể đưa trẻ đi chơi, nghe nhạc hoặc thăm công viên... giúp trẻ quên cơn đau, ban đêm không nên đánh thức trẻ dậy để cho ăn uống hoặc bú. Ngoài ra có thể giảm đau bằng cách cho trẻ bằng dùng các loại thuốc như Advil, Motrin hoặc Tylenol theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng cồn để lau răng lợi, vì nó gây hại cho răng và làm tăng cơn đau.

Những chiếc răng đầu đời của trẻ

Sơ đồ những chiếc răng xuất hiện theo  tuổi của trẻ


Bảo vệ trẻ khi mọc răng

Khi mọc răng nước dãi ra nhiều chảy xuống cổ, xuống ngực gây viêm nhiễm phát ban vì vậy các bà mẹ cần chú ý vệ sinh, lau sạch sẽ, duy trì da khô nhằm hạn chế viêm nhiễm da. Ngoài ra khi trẻ mọc răng ngứa lợi thường hay cắn núm vú mẹ, gây đau xưng. Khi cho bé bú cần chuẩn bị tư thế cho phù hợp để giúp trẻ bú mẹ được thuận lợi. Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể “ăn đủ thứ”, kể cả những vật liệu cứng bằng kim loại để khỏi ngứa lợi vì vậy cần quan tâm nhiều đến trẻ, không để trẻ chơi, tiếp xúc với những vật dụng nguy hiểm. Ngoài ra cần giữ vệ sinh sạch sẽ, khi trẻ đã xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, hoặc mỗi khi ăn xong nên dùng vải mềm lau sạch răng cho bé. Không nên dùng thuốc đánh răng có chứa hàm lượng flo cho trẻ trước hai tuổi. Sau tuổi này nên dùng bản chải mềm, nhất là khi mỗi hàm có từ trên 2 chiếc răng trở lên.

Cha mẹ có thể giúp bé giảm đau khi mọc răng dễ dàng bằng nhiều cách, nhẹ nhàng massage nướu cho trẻ bằng ngón tay. Như đã đề cập, khi mọc răng, nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng nhẹ, đôi khi không liên quan đến mọc răng mà có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc viêm nhiễm cần điều trị, nên tư vấn kỹ bác sĩ. Hãy tránh xa các loại thuốc thuốc viên và gel bôi có chứa benzocaine bởi gây độc cho trẻ. Ngoài ra, vòng đeo mọc răng cũng không được khuyến khích cho trẻ dùng. Khi trẻ bắt đầu có răng, có thể đánh răng cho trẻ hàng ngày với lượng kem có chứa flo bằng một hạt gạo, đặc biệt là sau khi trẻ uống sữa hoặc ăn bữa cuối cùng trong ngày. Đừng để bé đi ngủ ngay sau khi uống sữa, bé sẽ có nguy cơ bị sâu răng do lượng đường trong sữa lưu lại trên răng miệng. Hãy hướng dẫn trẻ  cách nhổ sau khi đánh răng. Cha mẹ cũng nên theo dõi và hỗ trợ bé trong khi đánh răng cho đến khi trẻ được 7 hoặc 8 tuổi.


Chu Trang Nhung
Ý kiến của bạn