1. Viêm mào tinh hoàn có lây không?
- 1. Viêm mào tinh hoàn có lây không?
- 2. Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
- 3. Viêm mào tinh hoàn có tái phát không?
- 4. Có thể quan hệ tình dục khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn không?
- 5. Đông y có thể điều trị viêm mào tinh hoàn không?
- 6. Các phương pháp nào giúp hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà?
Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn lây qua đường tình dục thì bệnh viêm mào tinh hoàn có thể lây. Trong trường hợp do viêm nhiễm tiểu hoặc chấn thương thì không lây.
2. Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
Viêm mào tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng sau:
- Áp xe bìu.
- Vô sinh do tắc ống dẫn tinh.
- Lan nhiễm sang tinh hoàn (gây viêm tinh hoàn).
3. Viêm mào tinh hoàn có tái phát không?
Bệnh có thể tái phát nếu không điều trị triệt để hoặc không điều trị nguyên nhân gốc rễ như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt...

Viêm mào tinh hoàn không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời còn có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Ảnh minh họa.
4. Có thể quan hệ tình dục khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn không?
Khi bị viêm mào tinh hoàn, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.
Việc kiêng quan hệ tình dục sẽ giúp:
- Giảm đau và tránh tổn thương thêm cho mào tinh đang bị viêm.
- Ngăn ngừa lây lan nếu nguyên nhân là do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục (như Chlamydia, lậu).
- Tăng hiệu quả điều trị, giúp cơ thể tập trung hồi phục mà không bị kích thích cơ học từ quan hệ.
- Tránh nguy cơ biến chứng, đặc biệt là viêm lan sang tinh hoàn hoặc gây vô sinh.
5. Đông y có thể điều trị viêm mào tinh hoàn không?
Đông y có thể hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn. Tuy nhiên cần thăm khám với bác sĩ y học cổ truyền để xác định thể bệnh và kê đúng thuốc.
Khi đang điều trị bằng Tây y, người bệnh có ý định sử dụng thêm thuốc Đông y cũng cần thông báo với bác sĩ chủ trị.
6. Các phương pháp nào giúp hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà?
Khi mắc viêm mào tinh hoàn người bệnh cần được nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh
Người bệnh cần tránh đi lại nhiều hoặc hoạt động mạnh vùng hông – háng. Khi nằm, nên nâng bìu bằng cách lót khăn mềm hoặc gối nhỏ để giảm áp lực và sưng đau.
Chườm lạnh vùng bìu
Sử dụng túi đá lạnh bọc khăn mềm chườm vùng bìu 15–20 phút mỗi lần, 2–3 lần/ngày. Việc này giúp giảm sưng, đau và co mạch máu, hạn chế viêm lan rộng.
Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da.

BSCKI Hoàng Văn Đôi thăm khám cho bệnh nhân.
Mặc đồ lót nâng đỡ
Chọn quần lót có độ nâng nhẹ, ôm vừa vặn để giảm cảm giác nặng, đau tức vùng bìu.
Kiêng quan hệ tình dục
Ngưng quan hệ cho đến khi khỏi hẳn. Việc này giúp vùng viêm không bị kích thích, đồng thời tránh lây nhiễm (nếu do vi khuẩn lây qua đường tình dục).
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tránh đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E và kẽm giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và chống viêm.
Hỗ trợ bằng thảo dược Đông y (nếu bệnh nhẹ)
Có thể sử dụng thảo dược Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Tây y và chuyên gia y học cổ truyền trước khi dùng.
Tái khám đúng hẹn
Việc tự chăm sóc tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ. Quan trọng nhất là tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám đúng lịch để theo dõi tiến triển.
Xem thêm bài viết được quan tâm: