Thai chết lưu là thuật ngữ y học chỉ thai nhi tử vong trong bụng mẹ, từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Thai chết lưu khác với sảy thai xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp đối với thai chết lưu.
1. Đông y có xử lý được thai chết lưu?
Khi phát hiện và chẩn đoán chính xác thai đã chết lưu, việc làm ngay là thai phải được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ sớm. Nếu thai lưu càng lâu càng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai lần sau.
Với đa số các trường hợp thai lưu, nếu bác sĩ xác định sức khỏe mẹ ổn định thì có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ bằng thuốc. Trường hợp sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, bác sĩ cần chỉ định lấy thai ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hiếm khi thai chết lưu được lấy ra bằng mổ lấy thai để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và sự toàn vẹn của tử cung.
Vì vậy, việc xử lý thai chết lưu chủ yếu cần đến sự can thiệp của y học hiện đại. Việc sử dụng Đông y trong trường hợp này chỉ nên được xem như biện pháp hỗ trợ sau khi đã xử lý bằng y học hiện đại.
2. Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán thai chết lưu
Siêu âm là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác:
- Trên siêu âm có thể thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động của tim thai hoặc chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai – còn gọi là hình ảnh túi ối rỗng.
- Hình ảnh túi ối rỗng càng chắc chắn là thai lưu nếu kích thước lớn (đường kính trên 35 mm), bờ túi ối méo mó, không đều.
- Trong những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại bằng siêu âm sau 1 tuần xem tiến triển của túi ối để có kết luận chính xác.
- Xét nghiệm máu để định lượng nồng độ HCG trong máu nhằm hỗ trợ chẩn đoán.
- Đánh giá chức năng đông cầm máu để đánh giá biến chứng rối loạn đông cầm máu nếu có.
- Các xét nghiệm cơ bản khác: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, HbsAg, HIV được thực hiện trước điều trị.
3. Thai chết lưu gây ra những biến chứng nào?
Rối loạn đông máu:
- Thai ngoài tử cung: Biểu hiện chậm kinh, đau bụng, ra máu đen ở âm đạo, tử cung lớn hơn so với tuổi thai. Siêu âm không có túi ối trong buồng tử, cạnh tử cung có khối bất thường nghi ngờ khối thai, có thể có dịch cùng đồ.
- Chửa trứng: Dễ nhầm với chửa trứng thoái triển vì bệnh cảnh lâm sàng giống nhau. Giải phẫu bệnh lý nạo buồng tử cung cho chẩn đoán xác định.
- Dọa sẩy thai: Đặt biệt dọa sẩy thai sớm dưới 6 tuần siêu âm chưa thấy tim thai. Ra máu âm đạo đỏ tươi chứ không phải đỏ sẫm, thường có đau bụng kèm theo. Siêu âm có có thể chưa thấy phôi thai và tim thai nhưng bờ túi ối căng tròn, có túi noãn hoàng. Siêu âm kiểm tra lại sau 1 tuần là cần thiết.
- Tử cung có u xơ: Ra máu âm đạo bất thường, tử cung to hơn tuổi thai. Siêu âm có thai kèm u xơ tử cung.
- Thai sống: Thăm khám, theo dõi để tránh những chẩn đoán nhầm lẫn đáng tiếc.
Nhiễm trùng:
- Khi màng ối còn: không có nguy cơ nhiễm trùng.
- Khi ối đã vỡ, đặc biệt khi ối vỡ lâu: nhiễm trùng sẽ rất nhanh và nặng vì ngoài các vi khuẩn thường gặp còn có thể nhiễm các vi khuẩn yếm khí.
4. Cần làm gì để dự phòng thai chết lưu?
Trước khi mang thai:
- Khám tư vấn tiền hôn nhân trước 3 - 6 tháng để kiểm tra các bệnh về rối loạn tâm thần, bệnh di truyền (hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh, ung thư, rối loạn đông máu Thallasemia,…), bệnh truyền nhiễm, các quan hệ huyết thống, bệnh sử gia đình.
- Đối với những phụ nữ mắc các bệnh lý nội khoa, mạn tính như: thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch,… cần điều trị cho thật ổn định và tầm soát một số bệnh lý nhiễm khuẩn qua các xét nghiệm huyết thanh học trước khi mang thai.
- Đối với thai phụ có tiền sử thai chết lưu cần thiết phải khám tìm nguyên nhân trước khi mang thai lại. Khi có thai phải đi khám thai sớm, ngay khi trễ kinh hoặc muộn nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.
- Nếu béo phì cần giảm cân trước khi mang thai.
Trong quá trình mang thai:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất độc hại.
- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ.
- Khám ngay khi phát hiện bất thường.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi thai phụ có các dấu hiệu có thai như: chậm kinh, nghén, bụng to dần, hCG trong nước tiểu dương tính, siêu âm đã thấy thai và hoạt động tim thai.
Sau đó xuất hiện: giảm nghén, ra máu âm đạo tự nhiên từng chút một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay nâu đen.
Bệnh nhân thấy bụng bé đi hay không thấy bụng to lên mặc dù mất kinh đã lâu.
Khám thấy thể tích tử cung bé hơn so với tuổi thai, mật độ tử cung đôi khi chắc hơn so với tử cung có thai sống.
6. Chi phí xử lý thai chết lưu?
Chi phí xử lý thai chết lưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tùy vào phương pháp chấm dứt thai lưu trong tử cung bằng cách sử dụng thuốc Misoprostol đơn thuần hoặc kết hợp Mifepriston bằng cách ngậm dưới lưỡi, đặt âm đạo theo phác đồ điều trị.
Nếu điều trị tại Việt Nam, chi phí xử lý thai lưu giá từ 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ trở lên.