1. Suối nguồn tuổi trẻ giúp cải lão hoàn đồng
Vào thế kỷ 17, một bác sĩ người Đức đã đề nghị mở Suối nguồn tuổi trẻ, tức truyền máu “nóng và nhiệt huyết của người trẻ tuổi” vào cho cơ thể cao niên với hy vọng giúp cải lão hoàn đồng. Suối nguồn tuổi trẻ (Fountain of Youth) là nói về một mạch nước mà người ta tin rằng có khả năng cải lão hoàn đồng cho bất cứ ai uống, ngâm mình hoặc tắm trong nguồn nước này. Ý tưởng trên được bác sĩ Liên Xô Alexander Bogdanov ủng hộ mạnh mẽ vào năm 1924 khi ông bắt đầu truyền “máu người trẻ” vào tĩnh mạch của chính mình. Bogdanov, người được cho là người sáng lập tổ chức đầu tiên trên thế giới dành riêng cho lĩnh vực truyền máu tuyên bố, đã khám phá ra một phương pháp hiệu quả để “trẻ hóa” cơ thể. Trên thực tế, mỗi lần tự truyền máu Bogdanov cho hay sức khỏe bản thân đã được cải thiện. Trong nỗ lực ngây thơ để trở thành bất tử, cuối cùng vị bác sĩ Liên Xô này đã truyền vào cơ thể mình cả mầm bệnh sốt rét và lao, và cuối cùng ông đã tử vong. Điều thú vị ở chỗ, lý thuyết của Bogdanov đã đi không quá xa so với sự thật của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine hồi năm 2014.
Jean-Baptiste Denis người tiên phong đi đầu trong lĩnh vực truyền máu
Theo nghiên cứu, truyền huyết tương trẻ tuổi cho chuột già đã làm tăng sự phản ứng sợ hãi theo chiều hướng tích cực cho loài gặm nhấm, khả năng tiếp thu lẫn trí nhớ của chúng tăng lên. Nghiên cứu đi kết luận, máu thực sự có tác dụng làm trẻ hóa cơ thể và có thể cải thiện khả năng học lẫn suy nghĩ của con người.
Truyền máu làm thay đổi tâm hồn con người
Việc truyền máu đầu tiên cho con người được bác sĩ người Pháp, Jean-Baptiste Denis thực hiện thành công năm 1667 bằng cách sử dụng máu của loài cừu. Việc chọn cừu để lấy máu không phải là ngẫu nhiên. Nó cũng không phải là do sự tiện lợi và có sẵn mà trên thực tế, nhiều loại động vật khác được sử dụng làm nguồn máu hiến tặng dựa trên các yếu tố liên quan đến đặc điểm riêng của đối tượng vật cho và người nhận. Vào thế kỷ 17, người ta tin rằng việc nhận máu ngoại lai sẽ làm thay đổi tâm hồn, khiến cho người nhận có thêm những đặc điểm riêng biệt từ người hiến tặng. Vì vậy, các bác sĩ thực hiện những thí nghiệm nhằm cân bằng giữa hai nhân cách, tạo ra một cá thể có nhiều đặc tính ưu việt. Nếu một bệnh nhân yêu cầu truyền máu được có tinh thần nhiệt huyết, con vật được lựa chọn cho máu sẽ là những con cừu hiền lành bởi máu của chúng “hợp cách” với người nhận, có tác dụng làm dịu linh hồn. Ngược lại, nếu bệnh nhân cần tiếp máu có tính cách nhút nhát, máu của các sinh vật ưa hoạt động sẽ được chọn để giúp người nhận trở nên dạn dĩ hơn.
Alexander Bogdanov ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng mở Suối nguồn tuổi trẻ
Đầu tiên Denis thí nghiệm trên chó, sau đó thủ thuật này được nâng cấp. Đặc biệt không còn làm chết con vật nhận máu và làm cho phẫu thuật bớt đau hơn. Qua thí nghiệm, Denis phát hiện thấy khi truyền máu từ một con chó khỏe mạnh sang cho con chó ghẻ, không những con chó mạnh không bị nhiễm bệnh mà con chó bị bệnh lại bình phục và khỏe hơn. Một thanh niên 15 tuổi là tình nguyện viên đầu tiên tham gia thí nghiệm của Denis. Anh ta bị sốt nặng đã hai tháng, mất máu khá nhiều nên rất yếu. Ngày 15/6/1667 một con cừu con được đưa đến đến, Denis đã truyền máu con cừu vào cơ thể chàng trai này. Kết quả, lành bệnh và sống bình thường. Vài tháng sau một người đàn ông khoảng 34 tuổi ở Paris bị điên được đưa đến cho Denis nhờ chữa trị. Ngày 19/12/1667 Denis chỉ truyền một ít máu bê vào cánh tay phải của người này. Sáng hôm sau bệnh nhân có vẻ bình bình phục, Denis truyền tiếp 500g máu bê nơi cánh tay trái. Hai ngày sau, ông ta chảy máu mũi và nước tiểu đen như than trước khi khá lên. Đáng tiếc, hai tháng sau người đàn ông này tái phát, Denis bị kiện ra tòa nhưng được hội đồng khoa học thành phố Paris ủng hộ nên Denis vô tội, song từ đây việc truyền máu quá nguy hiểm nên bị cấm từ năm 1670, mãi đến cuối thế kỷ 18 mới được dùng trở lại. Sang đầu thế kỷ thứ 20 khi khám phá ra các nhóm máu thì việc truyền máu mới trở nên phổ thông hơn.
Máu là vàng
Uống máu võ sĩ đấu giác sẽ tăng thêm sức mạnh và dũng cảm, câu nói này nhằm tôn vinh máu là vàng. Trước khi William Harvey phát hiện ra sự tuần hoàn tĩnh mạch vào năm 1628, người ta tin rằng nuốt máu của một người khác sẽ có lợi cho cả sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Trong thời kỳ Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, người ta đồn rằng uống máu các võ sĩ đang chết dần sẽ mang lại lòng dũng cảm và sức mạnh. Có thể kịch bản ngớ ngẩn này được dựa trên đức tin cổ xưa và sai lầm có từ năm 1492 khi nỗ lực truyền máu lần đầu được khởi xướng bởi Stefano Infessura.
Truyền máu chợ đen
Truyền máu chợ đen hay truyền máu đường phố (Street Transfusions) là cách gọi mà giới nghiện ma túy Nam Phi dùng để nói về một dạng truyền máu để thỏa cơn nghiện nhưng vô vùng nguy hiểm bởi lây lan virút HIV. Dịch vụ này khá phổ biến tại thị trấn Delmas ở Mpumalanga, Nam Phi, nơi những người buôn bán ma túy lẻ lang thang trên đường phố để thỏa mãn nhu cầu cho nhóm người nghiện với con số lên tới hàng chục ngàn. Tại khu vực nói trên, ma túy có tên nyaope được nhiều con nghiện ưa dùng vì giá rẻ chỉ có 2 USD/liều (khoảng 40 nghìn đồng). Nyaope còn được gọi là whoonga hay wunga là hỗn hợp heroin cấp thấp, cần sa, các chất tẩy rửa, thuốc diệt chuột và clo. Việc mua nyaope rất dễ và việc hút cũng công khai, chỉ cần chuẩn bị giấy và sau đó quấn với thứ bột màu trắng trước khi đốt chúng. Đôi khi nyaope còn được trộn với nước và tiêm để đạt được hiệu quả lâu dài.
Bác sĩ Sergei Yudin
Tuy rất rẻ, nhưng nhiều người lại không có khả năng mua được nyaope nên họ đã tìm niềm an ủi từ những người nghiện “đẳng cấp cao” sẵn sàng chia sẻ cho. Phương pháp phổ biến nhất là truyền máu từ một người nghiện ma túy “đẳng cấp cao” cho nhóm “đẳng cấp thấp”. Cách làm này được gọi là truyền máu chợ đen, nhưng nó lại rất nguy hiểm, không gây chết người vì quá liều mà chết vì HIV. Theo tiến sĩ David Bayever ở Cơ quan Dược phẩm Trung ương Nam Phi, có tới 15 phần trăm người Nam Phi lạm dụng ma túy và trên 50% trẻ em đã từng thử nghiệm ma túy.
Truyền máu từ người vừa chết cho người sống
Trước khi ra đời phương pháp truyền máu như hiện nay, nhất là khi phát hiện ra nhóm máu, nhân loại đã từng chứng kiến những cách truyền máu “chẳng giống ai” song lại có tác dụng tức thì. Bác sĩ người Áo Karl Landsteiner là người có công tìm ra nhóm máu vào năm 1901, bước đột phá “điểm nhấn” này đã giúp ngành y cứu sống hàng triệu nhân mạng, bắt đầu từ Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, việc truyền máu trực tiếp và tức thì trên chiến trường là cần thiết để giúp thương binh sống sót. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tìm được cách giải quyết vấn đề thiếu máu bằng cách truyền máu người chết (tức những người bị thương quá nặng không qua khỏi). Năm 1930, hai nhà khoa học Liên Xô Vladimir Shamov và Sergei Yudin đã phát hiện thấy máu từ xác chết có thể được bảo quản trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tính khả thi vẫn thấp nên vào ngày 23/3/1930, Yudin thực hiện một công việc táo bạo sử dụng máu của một người chết (cadaveric blood) để truyền cho cho một bệnh nhân sống. Thủ thuật này đã thành công mặc dù bị phản đối. Với ca truyền máu độc đáo như vậy đã mở đường cho việc ra đời các trung tâm máu lạnh đông trên toàn nước Nga, tiền thân của phương pháp lưu trữ máu hiện đại ngày nay.