1. Bệnh lao và thời trang kỷ nguyên Victoria
Bệnh lao (tuberculosis), gọi ngắn TB, căn bệnh gây tử vong tấn công phổi và lây lan qua con đường không khí, đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nước Anh từ giữa thế kỷ 19, thuộc thời đại Nữ hoàng Victoria trị vì, từ năm 1837 cho đến khi bà qua đời năm 1901.
Vào thời điểm này, những tác động của bệnh lao đối với cơ thể phụ nữ được coi là đẹp. Lý do, bệnh lao làm cho người bệnh trở nên mảnh mai hơn. Chính vì vậy, TB được người Anh đặt cho cái tên consumptive chic (thời trang thanh lịch không thuộc về bản chất vốn có mà mang tính tiêu dùng), đặc biệt là thời trang áo váy. Corset (áo nịt ngực) của phụ nữ được làm nhọn để tạo ra một vòng eo kiểu ong hay giảm kích thước vòng hai, đẩy vòng một tăng lên.
Bệnh lao tạo ra làn sóng mới cho thời trang kỷ nguyên Victoria
Chưa hết, dịch lao làm cho nhiều người bị tử vong nên các đám tang cũng được tổ chức theo trào lưu mới, màu đen lên ngôi khi Heinrich Hermann Robert Koch, bác sĩ, nhà sinh học người Đức, nổi tiếng vì tìm ra trực khuẩn bệnh than, lao và vi khuẩn bệnh tả đồng thời là người đã phát biểu nguyên tắc Koch.
Ông từng được trao giải Nobel Sinh lý và Y học cho các công trình về bệnh lao vào năm 1905. Đồng hành với việc tìm ra vi khuẩn lao, tại Anh còn xuất hiện cả phát minh health corset (áo nịt ngực y tế) mang tính thoải mái hơn, có lợi cho sức khỏe phái đẹp vì dễ thở hơn, máu lưu thông tốt hơn.
Thậm chí, các bác sĩ còn bị thuyết phục, rằng đầm và váy dài chính là vật hấp thụ vi trùng đường phố và đưa chúng vào nhà nên đầu những năm 1900, các mẫu áo váy này đã được cải tiến, với các đường viền nhỏ và gọn ghẽ hơn.
Bệnh lao là do một loại vi khuẩn lây truyền qua không khí có tên Mycobacterium Tuberculosis (MTB) tấn công và hủy hoại mô cơ thể. TB thường trải qua giai đoạn ủ bệnh.Sau đó, tùy vào sức khỏe người bệnh, có thể ủ trong vài tuần cho tới vài năm trước khi TB xuất hiện. Nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu đi, chẳng hạn như mắc bệnh HIV, ung thư hoặc hóa trị liệu, bệnh lao sẽ phát triển nhanh hơn. Bệnh thường ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.
2. Đại dịch cúm Tây Ban Nha truyền cảm hứng khẩu trang ở Nhật Bản
Đại dịch cúm hay dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 xảy ra từ tháng giêng năm 1918 đến tháng 12/1920 đã giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một dịch cúm nguy hiểm và bất thường liên quan đến virus cúm H1N1. Gây nhiễm 500 triệu người trên toàn thế giới, bao gồm các đảo xa xôi Thái Bình Dương và Bắc cực, giết chết 50 - 100 triệu trong số những người bị nhiễm bệnh, chiếm từ 3 - 5% dân số thế giới khi đó, khiến nó trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Đại dịch cúm năm 1918 giúp người Nhật phát minh mặt nạ thời trang phẫu thuật
Nghiên cứu hiện đại đã sử dụng virus lấy từ thi thể nạn nhân đông lạnh, xác định virus giết chết người thông qua một cơn bão cytokine (phản ứng quá mức của hệ miễn dịch của cơ thể).Các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ của thanh niên gây tàn phá cơ thể, trong khi đó hệ thống miễn dịch yếu hơn ở nhóm trẻ em và người lớn trung niên lại gây tử vong ít hơn.
Dịch cúm này truyền cảm hứng ra đời khẩu trang phẫu thuật hay mặt nạ tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, ước tính có khoảng 470.000 người chết vì dịch cúm hoặc các nguyên nhân liên quan. Vào thời điểm đó, chính quyền Nhật Bản cho rằng đeo khẩu trang sẽ là cách tốt để tránh căn bệnh chết người này.Với quyết định của chính phủ “văn hóa thời trang mặt nạ phẫu thuật” ra đời.
Những ngày này, cho dù được sử dụng như một tuyên bố về thời trang nhưng khi bị bệnh, người ta đều dùng đến loại khẩu trang này, khiến nó trở thành mặt nạ dùng một lần bán chạy nhất xứ sở Phù Tang hồi đó. Từ đây, khẩu trang phòng bệnh liên tục phát triển, chỉ tính riêng năm 2014, doanh thu đạt 23,2 tỷ Yên.
Những mặt nạ này không chỉ đơn giản là màu trắng mà gần đây còn được một hãng thời trang cải tiến có thêm ren, có nhiều màu sắc sặc sỡ ưa nhìn. Thậm chí, còn có cả mặt nạ đen dùng cho đàn ông hay mặt nạ bằng da có các đinh tán, mặt nạ in hình ngựa vằn hay màu như áo của lính đánh bộ Mỹ.
3. Ra đời thời trang Alzheimer
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50 triệu người trên thế giới hiện đang mắc bệnh Alzheimer. Alzheimer không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh mà nó là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Alzheimer là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ, thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và các khả năng tư duy nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh Alzheimer có “thị phần” khoảng 60% - 80% trong số những căn bệnh làm suy giảm trí nhớ trên toàn thế giới.
Nadia Pinkney (người đứng giữa) và bộ sưu tập thời trang Alzheimer
Với hai thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng bởi bệnh Alzheimer, nhà nữ thiết kế thời trang người Anh Nadia Pinkney đã cho ra đời một dòng thời trang độc đáo lấy cảm hứng từ màu đỏ.Màu trong não người bệnh Alzheimer khi quét PET scan, nó hiển thị các phần não bộ mà căn bệnh vẫn chưa tàn phá.Khi tạo ra những bộ quần áo lấy cảm hứng từ bệnh Alzheimer, Nadia đã làm việc với bác sĩ Tom Russ tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Alzheimer Scotland thuộc Đại học Edinburgh để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Sau đó, Nadia Pinkney sử dụng các hình ảnh quét não người bệnh Alzheimer và biến các bản quét thành bản in được sử dụng trong quần áo và vải trong suốt. Pinkney đã giới hạn phạm vi màu trong bộ sưu tập của mình sau khi biết bệnh nhân Alzheimer trong trị liệu nghệ thuật có xu hướng chỉ chọn một hoặc hai màu sắc để cố định trên chúng, tạo ra bộ thời trang đầy cảm hứng; thông điệp nhằm hướng dư luận tới việc nhận biết, phòng tránh, đồng thời giúp đỡ nhóm người mắc bệnh Alzheimer tại Anh nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung.
4. Áo choàng bóng lấy cảm hứng từ tế bào ung thư
Để giúp mọi người nhận biết nhanh mối nguy hiểm của căn bệnh ung thư, cũng như có có cách phòng ngừa hữu hiệu, và truyền cảm hứng “ung thư không phải là cửa tử”, mới đây nhà nữ khoa học Christian Naus, ở Khoa Sân khấu và Điện ảnh, thuộc ĐH British Columbia (UBC) Mỹ đã chế tác một bộ sưu tập áo choàng bóng lấy cảm hứng từ tế bào ung thư.
Bộ sưu tập áo choàng bóng lấy cảm hứng từ tế bào ung thư của Christian Naus
Bộ sưu tập của Christian Naus rất ấn tượng với đủ các gam màu hấp dẫn kèm theo các chấm thêu lớn, trải dài với những hình ảnh giống như tế bào ung thư nhưng được cách điệu. Trong số này còn có cả những chiếc áo choàng lông xù hoặc lông vũ với những hoa văn cách điệu đại diện cho các tế bào ung thư. Thông qua buổi trình diễn thời trang mang tên Fashioning Cancer: The Correlation between Destruction and Beauty (Thời trang ung thư: Mối tương quan giữa sự hủy diệt và vẻ đẹp) được tổ chức mới đây, Christian Naus hy vọng nhóm phụ nữ chẳng may mắc bệnh có thể tự tin về khả năng phục hồi của bản thân, nhất là trong bối cảnh y học phát triển mạnh như hiện nay.
5. Sốt rét truyền cảm hứng cho trang phục mạng nano
Theo WHO, năm 2017 bệnh sốt rét đã cướp đi 435.000 người trên quy mô toàn cầu. Căn bệnh do muỗi truyền nên mùng màn được xử lý thuốc diệt côn trùng sẽ giúp ngăn ngừa muỗi thâm nhập và chích người. Nhưng nếu ở bên ngoài màn hay bên ngoài nhà khi không có phương tiện bảo vệ dễ dàng bị muỗi đốt. Để khắc phục, Matilda Ceesay và nhà khoa học Frederick Ochanda ở Đại học Cornell (CU), Mỹ đã phối hợp cho ra đời bộ trang phục mũ trùm đầu sành điệu được tẩm nhúng thuốc diệt côn trùng cấp độ phân tử.
Trang phục mạng nano chống muỗi
Bằng cách liên kết chất diệt côn trùng và vật liệu quần áo cấp nano, loại vải dạng lưới dung nạp lượng thuốc diệt muỗi cao gấp ba lần so với vải lưới thông thường.Sản phẩm vừa được đưa ra giới thiệu tại buổi trình diễn thời trang ở CU hôm cuối tháng 8 mới đây. Bộ trang phục mở ra triển vọng mới, cho ra đời loại lưới hay mạng nano giúp phòng chống muỗi đốt, hạn chế những căn bệnh nan y như sốt rét, sốt xuất huyết Dengue và nhiều chứng bệnh khác do côn trùng, muỗi gây ra cho con người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.