Những bước tiến trong nuôi cấy thận trên phôi lợn để ghép cho người

08-09-2023 15:40 | Quốc tế

SKĐS - Các nhà khoa học đã nuôi cấy được những quả thận chứa hầu hết tế bào người trong phôi lợn. Đây là bước tiến quan trọng trong việc nuôi cấy thận và các cơ quan nội tạng khác để cấy ghép cho người.

Mỹ: Cấy tim lợn cho 2 bệnh nhân chết nãoMỹ: Cấy tim lợn cho 2 bệnh nhân chết não

SKĐS - Các bác sĩ tại Bệnh viện NYU Langone (Mỹ) vừa cấy ghép thành công tim lợn cho 2 bệnh nhân bị chết não.

Kỹ thuật này được công bố trên tạp chí khoa học Stem Cell (Tế bào gốc). Theo đó, cấu trúc di truyền của phôi lợn sẽ được thay đổi và sau đó tiêm tế bào người để tạo ra thận bên trong động vật. Theo các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể nuôi cấy một cơ quan nội tạng bên trong một loài khác.

Theo nghiên cứu, phôi khi được cấy vào lợn mẹ sẽ bắt đầu mọc lên thành quả thận chứa hầu hết tế bào người phát triển bình thường sau 28 ngày.

Tác giả nghiên cứu Miguel Esteban (Viện Y sinh và Sức khỏe Quảng Châu, Viện Hàn Lâm) cho biết, các nhà khoa học đã mất 5 năm cho công trình nghiên cứu này.

Những bước tiến trong nuôi cấy thận trên phôi lợn để ghép cho người - Ảnh 2.

Bước tiến mới trong nuôi cấy thận chứa tế bào người trên phôi lợn.

Ông cho biết đã biến đổi gene của lợn để tế bào người có thể phát triển bên trong, đồng thời tế bào người cũng được chỉnh sửa gene để tồn tại trong môi trường cấy ghép.

Thận là cơ quan được cấy ghép phổ biến nhất ở người. Hiện tại hơn 88.500 người đang chờ được ghép thận ở Mỹ.

Mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm này là sử dụng công nghệ để tạo ra cơ quan nội tạng từ chính tế bào của người cần ghép thận. Cơ thể lợn về cơ bản đóng vai trò là lồng ấp để nuôi dưỡng những quả thận này. Tuy nhiên, theo các tác giả, công nghệ này có thể phải mất nhiều năm thử nghiệm và khá phức tạp.

Những bước tiến trong nuôi cấy thận trên phôi lợn để ghép cho người - Ảnh 3.

Theo các nhà nghiên cứu, quá trình thử nghiệm nuôi cấy thận chứa tế bào người trên phôi lợn có thể mất hàng năm nhưng mở ra tiềm năng mới cho nguồn cung tạng hiến. Hiện tại, các nhà khoa học còn nghiên cứu cả tiềm năng đối với các cơ quan nội tạng khác như tim và tuyến tuỵ.

"Cuối cùng, chúng tôi muốn tạo ra các bộ phận cơ thể người trưởng thành có thể được sử dụng để cấy ghép hoặc mô hình hóa bệnh tật.", nhà khoa học Miguel Esteban nói. Ông thừa nhận sẽ mất nhiều thời gian nhưng khả thi.

Hiện tại, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu để nuôi cấy các cơ quan nội tạng khác trong phôi lợn, bao gồm cả tim và tuyến tụy.

Để tạo ra thận chủ yếu bao gồm tế bào người trên phôi lợn, các nhà khoa học đã sử dụng các kỹ thuật tiên tiến trong công nghệ tế bào gốc, chỉnh sửa gene và phôi học.

Đầu tiên công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR được sử dụng để thay đổi cấu trúc di truyền của phôi lợn, loại bỏ đi hai gene để giúp thận có thể phát triển.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã biến tế bào đa năng ở người thành các tế bào phôi thai người thời kỳ đầu và tiêm vào phôi lợn đã biến đổi gene.

Trong vòng 6-7 ngày, phôi trên được nuôi trong phòng thí nghiệm, sau đó được cấy vào lợn nái để mọc lên thành quả thận trong vòng 28 ngày.

Sau 28 ngày trong bụng lợn mẹ, quả thận phát triển có cấu trúc và hình thành ống thận một cách bình thường.

Người thứ 6 trên thế giới khỏi HIV nhờ cấy ghép tủy xươngNgười thứ 6 trên thế giới khỏi HIV nhờ cấy ghép tủy xương

SKĐS - 5 bệnh nhân trước đó khỏi HIV nhờ cấy ghép tủy xương từ người hiến mang đột biến gene CCR5 delta 32. Tuy nhiên, người thứ 6 đã khỏi HIV thần kỳ dù được cấy ghép tủy xương không mang đột biến gene này.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Tâm sự của nguời hiến thận cứu sống em trai ở Hải Phòng


Bảo Linh
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn