Vài nét về bộ lạc
Theo VWO, bộ lạc (tribe) là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên thủy là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc. Bộ lạc thường có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Mặc dù chưa thực sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc. Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc. Ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...
Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng hay tù trưởng. Trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc với nhau. Ngày nay, hình thức bộ lạc vẫn tồn tại ở những vùng hoang sơ, những người dân bản địa sống trong rừng sâu, một số bộ lạc có nguy cơ biến mất khỏi xã hội loài người nhưu bộ lạc Paraguayan Ayoreo-Totobiegosode, Awa, hay bộ lạc Mascho Piro ở vùng đông nam Peru...
Bộ lạc Clinging, Indonesia
Bộ lạc có những khả năng kỳ lạ về sức khỏe
Bộ lạc thổ dân Australia có khả năng thị lực vượt trội:
Về khả năng thị lực tốt nhất của con người sống trên trái đất hiện nay phải kể đến một vài bộ lạc thổ dân Australia. Thổ dân Australia hay người bản địa Úc được xác định một cách hợp pháp là những thành viên “của các chủng tộc thổ dân của nước Úc” tại lục địa Úc hoặc đảo Tasmania. Họ có thị lực cao gấp 4 lần so với người bình thường chúng ta. Điều này cho phép họ có thể nhìn thấy những thứ nhỏ hơn bốn lần so với mắt một người bình thường có thể nhìn thấy. Khả năng này không phải tất cả những người thổ dân Australia đều có mà chỉ có vài bộ lạc nhất định. Nhờ khả năng trên, thanh niên các bộ lạc này đã được tuyển dụng cho quân đội Úc vì họ có khả năng nhìn thấy đối phương ở khoảng cách rất xa.
Một trong số những bộ lạc thổ dân Australia có khả năng thị lực vượt trội những người Úc bình thường
Đặc biệt, những thanh niên này đã được tuyển dụng để phát hiện thuyền của người nhập cư và thuyền đánh cá bất hợp pháp thuộc vùng biển của Úc. Tầm nhìn vượt trội của các bộ lạc nói trên, giúp họ săn bắn hái lượm và ngày nay vẫn phát huiy tốt mặc dù công nghệ phát triển rất nhanh. Theo nghiên cứu mới nhất, những người thổ dân Úc ngày nay không phải lúc nào cũng có thị lực tốt so với thế hệ ông cha họ, đặc biệt khi tuổi cao. Do một số yếu tố tác động, như vệ sinh kém và tiểu đường, những người thổ dân trên 40 tuổi thường bị mù gấp hơn 6 lần so với những người dân Úc khác.
Bộ lạc người miễn dịch với bệnh tim:
Đó là bộ lạc người Tsimane ở Bolivia, hay còn gọi là bộ lạc Chimane, sống nhờ nền nông nghiệp tự cung tự cấp, mặc dù săn bắt và đánh bắt cá đóng góp đáng kể cho nguồn cung cấp thực phẩm của bộ lạc. Người Tsimane hiện đang sinh sống trong Khu bảo tồn Native Community Land (Cộng đồng bản xứ) hoặc TCO. Bộ lạc Tsimane được mệnh danh là nhóm người có động mạch khỏe nhất thế giới nên họ không bao giờ mắc bệnh tim mạch.
Kết luận này được dựa vào nhiều nghiên cứu được thực hiện từ năm 2004 đến 2015. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hàng trăm người Tsimane và phát hiện thấy 90% có động mạch dẻo dai, to và khỏe, 2/3 người già trên 75 tuổi không có dấu hiệu mắc bệnh tim mạch và 8% có dấu hiệu động mạch hơi khác thường so với công đồng dân số chung. Động mạch to khỏe đồng nghĩa có trái tim khỏe, ít mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, động mạch khỏe còn giúp điều hòa huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu nên người Tsimane không mắc các chứng bệnh nan y khác. Thậm chí, một cụ ông 80 tuổi người Tsimane còn có động mạch khỏe tương đương một người Mỹ khỏe mạnh 50 tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đặc tính độc đáo này của người dân Tsimane là do chế độ ăn uống và lối sống mang lại. Họ ăn carbohydrate chưa qua chế biến cùng với ít chất béo và protein, nguồn protein phần lớn từ các loài động vật và cá tự họ săn bắt được. Đặc biệt, đàn ông Tsimane dành từ 6 tới 7 tiếng mỗi ngày để vận động còn tỷ lệ này ở đàn bà là 4 đến 6 tiếng.
Một số người ở bộ lạc Fore miễn dịch với bệnh Kuru và bệnh bò điên:
Kuru là tên của một bệnh não nguy hiểm gây chết người, xuất hiện trong bộ lạc Fore ở Papua New Guinea hồi thế kỷ 20. Đây là căn bệnh phát sinh từ tục ăn não của người chết, một phần trong nghi lễ chôn cất người quá cố của bộ tộc này. Một số bộ não “đặc sản” này bị nhiễm bệnh prion, gây bệnh kuru khiến nhiều người lâm bệnh và tử vong. Phần lớn các ca tử vong xảy ra vào những năm 1950 ở thế kỷ trước, buộc bộ lạc Fore phải từ bỏ hủ tục nguy hiểm này. Vào thời điểm nói trên, có tới 2 phần trăm số người của bộ lạc Fore bị tử vong mỗi năm nhưng hiện nay, một số người trong bộ lạc Fore lại miễn dịch với kuru. Không hề mắc bệnh ngay cả khi ăn não của người chết nhiễm bệnh, thậm chí còn miễn dịch cả với căn bệnh tương tự, bệnh bò điên.
Bộ lạc Mursi ở thung lũng Nam Omo, Ethiopia
Tính năng bảo vệ này được bắt nguồn từ đột biến di truyền V127 độc nhất được tìm thấy trong cơ thể những người sống sót sau bệnh kuru. Hậu duệ của nhóm người không bị nhiễm kuru lại không có đột biến hoặc khả năng miễn dịch đối với bệnh kuru và bò điên. Để kiểm tra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật di truyền để phát triển chuột bị đột biến trước khi tiêm cho chùng các loại bệnh não khác nhau. Kết quả, những con chuột được miễn dịch với bệnh kuru, bệnh bò điên (Creutzfeldt-Jakob), và biến thể bệnh Creutzfeldt-Jakob, tùy thuộc vào việc con vật có 1 hoặc 2 bản sao của đột biến V127. Đối với những người miễn dịch bệnh kuru ở Fore, tất cả đều miễn dịch với kuru và các bệnh não tương tự một khi tiếp tục ăn não của người chết là nhờ đột biến di truyền V127 bảo vệ.
Một số người bản địa ở Ecuador miễn dịch với ung thư và tiểu đường
Gồm khoảng 100 người ở một bộ lạc xa xôi hẻo lánh ở Ecuador do mắc phải Hội chứng Laron (LS), căn bệnh gây đột biến trong thụ thể hormone tăng trưởng dẫn đến bệnh lùn nhưng lại bảo vệ họ khỏi ung thư, tiểu đường, thậm chí cả bệnh tim mạch và Alzheimer.
Tiến sĩ Jaime Guevara-Aguirre và Valter Longo ở Đại học South California, Mỹ, những người đã bỏ trên 30 năm để nghiên cứu hội chứng LS, cho biết, do mắc LS nên họ có chiều cao tối đa 1,2m. Hội chứng Laron lần đầu được xác định vào năm 1950 và chỉ có 350 người trên thế giới mắc phải căn bệnh này, tất cả đều là hậu duệ của một người đã mang gen đột biến hàng ngàn năm trước. Đặc điểm chính của người lùn mắc hội chứng LS ở làng nhỏ này là có một khiếm khuyết trên các thụ thể trong gan được cho là kết nối với hormone và bài tiết ra một chất gọi là yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1.) Nhóm người lùn này không hề có liên kết này và cũng chẳng có IGF-1, nên quá trình tăng trưởng đã bị chặn lại .
Để kiểm chứng, Guevara-Aguirre và Valter Longo đã tiến hành thí nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm. Kết quả sự vắng mặt của IGF-1 có thể đã ngăn chặn sự phát triển của những tế bào không được kiếm soát biến thành ung thư, hay tế bào này tự hủy diệt thay vì biến thành ung thư và tạo ra một lá chắn nhạy cảm với insulin ngăn chặn bệnh đái tháo đường.