Chỉ được ra khỏi nhà tùy thuộc vào giới tính: Tại Peru, Chính phủ nước này quy định, đàn ông được ra khỏi nhà vào các ngày thứ hai, tư và sáu, còn phụ nữ được ra ngoài vào thứ ba, năm và bảy. Không ai được phép rời khỏi nhà vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên quy định này không áp dụng với các trường hợp khẩn cấp, người làm công việc kiểm dịch hoặc sản xuất các thực phẩm thiết yếu, người bán thuốc hoặc trong lĩnh vực ngân hàng. Biện pháp này là một nỗ lực nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Panama – quốc gia ở vùng Trung Mỹ cũng đã công bố biện pháp kiểm dịch theo giới tính tương tự với Peru, mỗi người chỉ được ra khỏi nhà trong vòng 2 giờ.
Panama chỉ được ra khỏi nhà theo ngày
Ra ngoài dựa vào số ID: Trên thẻ căn cước (ID) của Colombia có một dãy số, theo đó những người có ID kết thúc bằng số 0, 7 hoặc 4 sẽ được phép rời khỏi nhà vào thứ hai, trong khi những người có số ID kết thúc bằng số 1, 8 hoặc 5 có thể ra ngoài vào thứ 3. Quốc gia láng giềng Bolivia cũng đề xuất một quy định tương tự để phòng dịch bệnh COVID-19.
Nga thực hiện giãn cách xã hội tại những nơi công cộng
Áp dụng các biện pháp chế tài mạnh nhất: Bị bắt, phạt tiền thậm chí là ngồi tù là những cách trừng phạt những người không tuân thủ các biện pháp cách ly xã hội được áp dụng ở nhiều quốc gia từ châu Âu đến châu Á. Chỉ cần truyền bá những thông tin sai lệch về dịch bệnh ở Hungary, sẽ bị phạt với án tù lên tới 5 năm. Nga cũng cương quyết áp dụng các biện pháp phạt tù hoặc tiền lên tới 25.000 USD nếu truyền bá tin giả về COVID-19. Singapore cũng áp dụng hình phạt tù và tiền lên tới 7000 USD với những người vi phạm lệnh cách ly. Mới đây đã có trường hợp đầu tiên bị kết án tù, người này trở về từ nước ngoài nhưng không tự cách ly ở nhà trong 14 ngày, sau khi về tới nhà, người này bỏ ra ngoài ăn món ăn trên phố và tới nhiều địa điểm công cộng khác.
Phát thẻ miễn dịch COVID-19: Chính phủ Chile đã bắt đầu phát hành thẻ “COVID-19 card”- hay là thẻ miễn dịch cho những người đã từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh. Nếu được phát thẻ này, người dân có thể quay lại làm việc và sống cuộc sống bình thường. Đối với những người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ung thư không may mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh phải có thời gian cách ly dài hơn 14 ngày rồi mới được cấp thẻ miễn dịch.
Cảnh sát Ấn Độ sử dụng mũ hình virus SARS CoV-2 gây bệnh COVID-19 để nâng cao nhận thức phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ý tưởng này cũng được Chính phủ Anh đang cân nhắc, Anh cho biết có thể sẽ cấp chứng nhận miễn dịch cho những người đã từng có kháng thể với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, từ đó giúp những người này quay lại với cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên mới đây, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo rằng không có bằng chứng cho thấy những người đã từng mắc COVID-19 sẽ không mắc bệnh trở lại.