Những biến chứng và cách hạn chế thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

14-10-2022 06:30 | Bệnh người cao tuổi
google news

SKĐS - Theo thời gian, khớp đầu gối sẽ dần bị lão hóa. Bệnh diễn tiến âm thầm nên ít người phát hiện sớm. Nếu bệnh không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt và lao động hằng ngày của người bệnh.

1. Vì sao khớp gối dễ thoái hóa?

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất trên cơ thể. Đầu gối nối xương đùi với xương ống chân. Xương mác và xương bánh chè là những xương khác góp phần tạo nên khớp gối.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có rất nhiều, đó là:

- Tuổi tác và giới tính. Khi tuổi cao, quá trình tổng hợp của sụn suy giảm, không có khả năng sinh sàn và tái tạo. Phụ nữ thường mắc bệnh cao hơn nam giới do các thói quen từ thòi trẻ đi giầy, dép cao gót.

- Chơi thể thao hoặc vận động quá sức. Những rủi ro, tai nạn khiến bạn bị đứt dây chằng, gãy xương bánh chè, chơi thể thao quá sức, các vận động viên tập luyện cường độ cao làm sụn bị tổn thương dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.

- Thừa cân, béo phì. Cân nặng nhiều sẽ tạo áp lực lên khớp gối.

- Lười vận động, luyện tập thể dục.

- Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách cũng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.

2. Dấu hiệu nhận biết và các biến chứng khi bị thoái hóa khớp gối

Các biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Đau khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
  • Khớp cứng, mất linh hoạt và khó cử động sâu mỗi lần ngồi lâu, đứng lâu hoặc mỗi sáng sớm.
  • Sưng to khớp gối.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị, người bệnh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm:

  • Cứng khớp.
  • Chịu những cơn đau khớp triền miên.
  • Khó khăn trong đi lại, vận động.
  • Biến dạng khớp gối, cong veọ chân.
  • Mắc chứng vôi hóa sụn khớp.
  • Trầm cảm, stress.
  • Tàn phế, liệt, ngồi xe lăn.
  • Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh

3. Kiểm soát và phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Nếu khớp gối bị thoái không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì việc dự phòng, phòng ngừa ngay từ đầu sẽ là giải pháp tối ưu, bạn nên thực hiện như sau:

  • Tập thể dục, vận động đều đặn, hằng ngày. Chơi các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột.
  • Hạn chế các chất kích thích.
  • Kiểm soát cân nặng và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu khớp gối bị thoái không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Nếu khớp gối bị thoái không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nên ăn gì, kiêng gì sẽ cải thiện được tình trạng thoái hóa khớp gối. Cụ thể:

- Những thực phẩm nên lựa chọn: 

  • Ăn các loại cá như thu, ngừ, hồi, trích chứa nhiều acid béo omega-3. 
  • Các loại thịt heo, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ. 
  • Bổ sung các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh. 
  • Ăn các loại trái cây cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C như đu đủ, dứa, chanh, cam. 
  • Sử dụng và chế biến thức ăn hằng ngày bằng dầu, bơ thực vật, dầu dừa, dầu ôliu nguyên chất, các loại hạt.
  • Có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung theo tư vấn của chuyên gia có thể giúp ức chế enzyme gây thoái hóa sụn, duy trì tính đàn hồi của khớp.

- Những thực phẩm nên kiêng: 

  • Nên kiêng thịt đỏ như bò, cừu, thịt lợn, dê. 
  • Hạn chế đồ chiên rán, nướng, các loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng viêm khớp. 
  • Không nên ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, uống rượu bia…

Xem thêm video được quan tâm

Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra, giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM - SKĐS


Ths. Hà Hùng – BV lão Khoa TW
Ý kiến của bạn